BÁNH MÌ
Mì kia gốc phải nước mình không?
Nghe thấy rao mì thốt động lòng.
Chiếc bánh não-nùng mùi khách lạ,
Bát cơm đau-đớn máu cha ông.
Văn-minh những vỏ trưng ba mặt,
Thấm-thía tim gan ứa mấy giòng.
Nhớ lại bảy mươi năm trở ngược,
Say mì lắm kẻ bán non sông.
Khải-hoàn dân-chúng mới nhàn an,
Dân mảng còn mê giấc mộng tràng.
Thảm-thê thế sự mùi cay đắng,
Ta hỡi đau lòng khách ngoại bang.
H.H. năm Kỷ-Mão
(tại nhà ông Nguyễn-duy-Hinh)
Bánh mì có nguồn gốc từ bên Pháp, nhưng từ khi người Pháp xâm lăng Việt Nam, thì bánh mì trở thành một thức ăn gần như không thể thiếu đối với người Việt, nhứt là những người dân thành thị. Sau hơn 70 năm cai trị ba nước Việt, Miên, Lào, người Pháp đã thành công đem văn hóa và ngôn ngữ của họ chế ngự nền văn minh cổ truyền Việt Nam. Và bánh mì là tiêu biểu cho sự thành công đó nhìn từ khía cạnh thức ăn. Đức Huỳnh Giáo Chù̉ cho thấy tinh thần yêu nước của mình khi nhìn vào ổ bánh mì với hình dáng đặc thù và mùi vị của nó để nói lên tình cảnh lệ thuộc của dân tộc Việt nam đối với thực dân Pháp.
Trong tinh thần đó, nhà thơ Trần Tế Xương, nhà thơ nổi tiếng trào lộng của Việt Nam cuối thế kỷ 19 (1870-1907), vịnh về trào lưu đổi mới của nền học thuật Việt nam đi từ văn chương Hán Nôm qua Phạ́p văn và chữ Quốc Ngữ, vốn gây ra tình trạng sống dở chết dở của giai cấp kẻ sĩ trong xã hội Việt Nam, nên họ phải học theo văn hóa mới và chỉ học những gì trong văn hóa cũ để củng cố chế độ thực dân mà thôi. Thế nên họ phải học cách uống sâm banh và sửa bò để có thể gọi mình là văn minh. Nói khác đi, có nhiều người chạy theo Tây để vinh thân, phì da, có ăn có mặc, xuê sang xe tàu, trong khi bỏ đi các truyền thống tốt đẹp của ông cha.
Mỗi khi nghe rao bánh mì, thì người mẫn cảm có tinh thần yêu nước sâu đậm không khỏi cảm thấy đau khổ cùng cực và mong mõi có ngày đất nước được tự do, độc lập và hạnh phúc thật sự. Còn không thì càng cay đắng mỗi khi nghe tiếng rao mì. Về hình thức, bài thơ tuy ngắn ngủi nhưng ẩn chứa nhiều ý tưởng sâu xa và tỉnh cảm sâu sắc. Về hình thức, những từ ngữ mà Đức Thầy dùng ̣đều gợi lên nhiều hình ảnh sống thực của thời Pháp thuộc. Con người Việt Nam sau bao nhiêu năm kháng chiến hình như cảm thấy bất lực và phần lớn đều buông xuôi, như thể họ say mê trong giấc mộng dài. Họ như thể buông xuôi cho cuộc đấu tranh giành độc lập.
Hy vọng bài thơ nầy đánh thức những người còn chút lương tâm, từ bỏ tham vọng giàu sang và khuynh hướng hưởng thụ để còn nghĩ đến tiền đồ tổ quốc. Nếu đây là bài học gián tiếp rút ra từ bài thơ vịnh 'Bánh Mì' này, thì những ai sống trong xã hội hiện nay cũng biết cái làm cho họ sung sướng thực sự không phải chỉ là về kinh tế mà là sự tự do đi tìm một cuộc sống không bị ai sai khiến, không bị ai bảo làm gì thì làm mà không có tiếng nói của mình. Những ̣giá trị Tây phương đã đưa đẩy đất nước của họ trở nên hùng cường thống trị Á Âu, vẫn tồn tại trong tâm khảm người Việt yêu nước, nhưng tại sao những giá trị dân chủ của họ̣ lại không thấm nhập vào quần chúng Việt đang khao khát tự do như ổ bánh mì kia trong khi nó mới là món ăn cần nhất hiện nay cho dân tộc?
Chừng nào xoá bỏ được sự bất công vì thiếu món ăn tinh thần đó, thì tiềm năng dân tộc mới phát triển và phát triển vượt bực. Và thành quả do sự hợp tác giữa các thành phần xã hội không phân biệt đem lại sẽ là phần thưởng cho tất cả mọi người, không phân biệt giai cấp, vùng miền, phái tính, tuổi tác sau bao nhiêu năm bị thực dân cai trị với chính sách sách chia để trị khác nghiệt.
Soạn ngày 19 Tháng 1 Năm 2020
BANH MI
Is that bread from our country?
The peddler's call is so touchy.
The sinister loaf has the smell of strangers,
The bloodied bowl of rice hurts our ancestors.
Civilized crusts display their three faces,
My poignant heart fluid oozes in traces.
Seventy years on in our memory,
Bread addicts have sold our country.
Only by triumph do the masses enjoy peace,
Now in a long dream they seem pleased.
The bitterness people have must be damned!
The foreigner leaves us with so much shame.
Hoa Hao, the Earth Rabbit Year (1939)
(At Mr. Nguyen-duy-Hinh’s)
Banh Mi, Bread, originated from France. But it became an integral part of the Vietnamese staple since the French invaded Vietnam. After 70 years of dominance over Vietnam, they had succeeded in imposing their culture and language on traditional Vietnam, And banh mi is symbolic of this achievement from a culinary perspective. Lord Master Huynh demonstrated his patriotism each time he looked at banh mi with his peculiar appearance and taste, which most vividly represented the people of Vietnam, Cambodia, and Laos' subjugation by the French colonialists, Tran Te Xuong, a well-known poet of the late nineteenth century (1870-1907), said that the transition from Han and Nom to the French and Quoc Ngu languages caused the old learning system's scholars a lot of difficulties. This is because the new education system was designed only to consolidate the colonial power. So, for example, the old traditional literati must learn how to drink champagne at dinner and have milk at breakfast to be called the civilized ones. Otherwise, many followed the Western trend and dropped their old traditions to get a well-paid position and a luxurious lifestyle.
Each time they heard the banh mi peddling announcement, those who thought about their country's fate could not help feeling poignancy and yearned for the day the country restores her independence, freedom, and happiness in their genuine sense. Otherwise, their bitterness continues with the recurrent call. In form, the poem, albeit short, contains profound ideas and sentiments. The terms of the poem which Lord Master used are reminiscent of the French rule. After years of failing resistance, the people would feel so helpless and hopeless as to give up: as if they were sound asleep in their long dream.
The poem bears the hope of waking them up or those who still had a little consciousness to renounce their chase for luxury and consumerism so that they could spend time thinking about the future of their fatherland. If this is the indirect lesson drawn from the 'Banh Mi' poem, those in today's society know what will bring them real happiness is their economic sufficiency and the freedom to seek a decent life of their choosing.
Of course, the solution for the mass people in Asia and Africa to gain prosperity remains in the minds of Vietnamese patriots, but why have their democratic values not penetrated the mass people like that loaf of bread which must have been the most needed food for them?
Ony if justice returns as a spiritual aliment, the potential of the people will have the opportunity to make a breakthrough and inroads in all aspects of national development. And the fruit of the cross-sectional cooperation of North and South, which has long been subject to the divide and rule policy of colonial capitalists, will be just and fair redistributed, not to the advantage of all.
Prepared on 1st Sept 2020