Phật Giáo Hoà Hảo Úc Châu

Đến Làng Nhơn Nghĩa – Phật Giáo Hoà Hảo Úc Châu

VIẾNG LÀNG NHƠN NGHĨA

 

1. Vui mừng gặp chốn hiền-lương,

Dốc lòng mở cửa Phật-đường độ dân.

Làng Nhơn-Nghĩa để chân đến chốn,

Thấy dương-trần trà-trộn tà tâm.

Oai Thần đem Đạo huyền-thâm,

Nhiệm-mầu phổ-độ âm-thầm ai hay.

Mẹo đã hết, Rồng bay vơ-vẩn,

Khắp hoàn-cầu nghịch lẫn cùng nhau.

Lê-dân trăm họ xáo-xào,

10. Rã-rời phụ-tử, máu đào nhuộm tuôn.

Thương quá sức bắt cuồng tâm-não,

Quyết cứu người dùng Đạo phổ-thông.

Ước-mơ cho được đại-đồng,

Tràn-trề khắp cả, Lạc-Hồng thảnh-thơi.

Nhìn vạn-vật cuộc đời ngao-ngán,

Bởi hoàn-cầu thù-oán cứ gây.

Vẽ hình rồi lại vẽ mây,

Vẽ tranh Thiên tạo Bồng-Lai cảnh tình.

Lại thêm vẽ phù-sanh cõi tạm,

20. Dắt hồn người hắc-ám khỏi mang.

Cầu cho cuối xóm cùng làng,

Trẻ già lớn nhỏ Phật-đàng yên thân.

THI

Luân-thường nặng nợ phải vai mang,

Nhuần gội thừa ân của Phật-đàng.

Cố-gắng tâm trì theo đến chốn,

Một ngày vinh-diệu ắt bằng-an.

Bằng-an bốn biển khỏi đua tranh,

Bởi khắp bá-gia được chí lành.

26. Trau-sửa tâm phàm tìm cội cũ,

Về nơi Tiên cảnh mới nhàn-thanh.

Nhàn-thanh tìm-kiếm, kiếm nơi tâm,

Phật cũ ngày xưa hãy rán tầm.

Nhành lá sum-sê màu đượm vẻ,

Non Thần biến đổi hết rừng lâm.

Rừng lâm cây đá thấy ngày nay,

Mà ruột Năm Non có các đài.

Chờ đợi con hiền noi tục cổ,

Tới thời Thượng-cổ điểu hòa mai.

VÕ-võ đêm thanh nức giọng vàng,

40.Kiểng cây sum MẬU đượm mùi nhang.

Phù-dung rã gánh thân yên nhã,

THẠNH-thới gia trung gặp chữ nhàn.

Chữ nhàn vô sự mới nên Tiên,

Bát-Nhã từ đây gặp cửa thiền.

Bể giác, bờ mê ngày vượt khỏi,

Lánh đời tục-lụy rứt tiền-khiên.

Tiền-khiên kiếp tạo bởi trần thân,

Đạo diệu giồi-trau lập chí cần.

Luyện tánh, trau tâm cho sạch-sẽ,

50. Rứt rồi nợ thế khỏi ưu-phiền.

Ưu-phiền thường sự chốn Ta-bà,

Phật cảnh mau về ắt lánh xa.

Tỉnh-ngộ từ đây người gặp chủ,

Phủi trần tìm-kiếm chữ Ma-ha.

Ma-ha mùi ngọt mật cùng đa !

Cảnh thế nhìn xem lũ cáo-xà.

Múa gút nhăn nanh ưa thịt béo,

58. Nào khờn dạ ái của thiền-gia.

Thiền-gia chí cả dốc hành thân,

Diệu-diệu truyền thi cảm-kích thần.

Những tưởng thói đời, ôi ! chát lạt,

Đạo mầu siêu-việt của Thiền-lâm.

Thiền-lâm Phật Thích thuở xưa kia,

Non tuyết rèn ra Bát-Chánh (2) kìa !

Phổ-hóa dân lành trong khắp chúng,

66. Hoàn-cầu bốn biển khắp danh bia.

(Mấy bài tứ cú trên đây Đức Thầy trao cho ông 

Võ Mậu-Thạnh ở làng Nhơn-Nghĩa, Cần Thơ).

Luồng thanh điễn nhoáng qua như chớp,

Chuyển căn tiền nhắc lớp Người Xưa.

Phật, Tiên vận-chuyển lọc-lừa,

Kiếm con hữu phước mà đưa trở về.

Ôi ! khổ thảm bốn bề sóng dậy,

Dòm lừng trời lửa cháy liên-miên.

Tiêu-điều sản-vật điền-viên,

Thần-thông biến-hóa dưới miền Trung-Ương.

Ngục-môn đầy quỉ vô-thường,

Dắt hồn kẻ bạo Diêm-Vương luật trừng.

Nhìn xa nước mắt rưng-rưng,

Thương đời mê-muội, trầm-luân hoài-hoài.

Tay hạ bút viết bài chung cuộc,

80. Ai rõ lòng con cuốc khởi kêu.

Thân Khùng vận bĩ trớ-trêu,

Phiêu-lưu trôi giạt, danh nêu khắp cùng.

Ai giàu-có thung-dung thanh-nhã,

Ta lo đời sắt đá bền gan.

Âu-sầu nức giọng riêng than,

Trách dân chẳng sợ hùm lang cứ gần.

 

 

 

Nhơn-Nghĩa (Xà-No), 

Ngày 29 tháng 4 Canh-Thìn.

VISIT AT NHON NGHIA VILLAGE

Prajñā (प्रज्ञा) or paññā (𑀧𑀜𑁆𑀜𑀸) is a Buddhist term often translated as “wisdom”, “insight”, “intelligence”, or “understanding”. It is described in Buddhist texts as the understanding of the true nature of phenomena. In the context of Buddhist meditation, it is the ability to understand the three characteristics of all things: anicca (“impermanence”), dukkha (“dissatisfaction” or “suffering”), and anattā (“non-self” or “egolessness”). Mahāyāna texts describe it as the understanding of śūnyatā (“emptiness”). It is part of the Threefold Training in Buddhism, and is one of the ten pāramīs of Theravāda Buddhism and one of the six Mahāyāna pāramitās.

Footnote

Footnote