Bát-nhã (tiếng Phạn: Prajñā, tiếng Nam Phạn: paññā, chữ Hán: 般若) là thuật ngữ Phật giáo, hàm nghĩa Trí tuệ, Tuệ, Nhận thức.
Bát-nhã là một khái niệm trung tâm của Phật giáo Đại thừa, có nghĩa là trí tuệ (huệ) nhưng không phải do suy luận hay kiến thức đem lại, mà là thứ trí huệ của sự hiểu biết một cách toàn triệt (bất cứ thứ gì cũng nằm trong nó, ví dụ: “các định luật của Newton chỉ đúng trong điều kiện vận tốc rất nhỏ so với vận tốc ánh sáng”, hay “những khái niệm này chỉ hoạt động được trong môi trường nước”), không mâu thuẫn (ví dụ: “ai cũng thắng”). Điều khó của trí tuệ này là không đến từ kết quả của lý luận logic, tuy nhiên có thể hiểu được khi đi đến tận cùng của lý luận (các khái niệm, phủ định của khái niệm). Đạt được trí Bát-nhã được xem là đồng nghĩa với giác ngộ và là một trong những yếu tố quan trọng của Phật quả. Bát-nhã là một trong những hạnh Ba-la-mật-đa (siêu việt) mà một Bồ Tát phải đạt đến (Thập địa).
Cửu Huyền Thất Tổ (chữ Hán: 九玄七祖) là cụm từ thường xuất hiện trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt Nam, với ý nghĩa bao gồm các vị ông bà tổ tiên đã mất. Khi khấn vái trước bàn thờ gia tiên, người chủ lễ sẽ khấn “Cửu Huyền Thất Tổ”, hàm ý gửi lời khấn nguyện đến tất cả các vị. Trên ban thờ gia tiên của nhiều gia đình người Việt thường có một bài vị (thần chủ) chính giữa, đề bốn chữ “Cửu Huyền Thất Tổ” bằng chữ Hán hoặc chữ Quốc ngữ.
Tuy hai cụm từ “Cửu Huyền” và “Thất Tổ” đều xuất hiện trong cổ văn Trung Quốc, nhưng toàn bộ cụm từ lại không được sử dụng trong văn hóa Trung Quốc hiện đại. Có thể khái niệm “Cửu Huyền Thất Tổ” trở nên phổ biến hơn sau khi du nhập vào Việt Nam, góp phần vào sự đại đồng tiểu dị giữa hai nền văn hóa.
Cầm hương xá 3 xá, quì xuống, chắp tay đưa lên trán nguyện :
Cúi kính dưng hương trước Cửu Huyền,
Cầu trên Thất Tổ chứng lòng thiềng.
Nay con tỉnh ngộ quy y Phật,
Chí dốc tu hiền tạo phước duyên.
Cắm hương rồi đứng ngay thẳng, chắp tay vào ngực đọc tiếp :
Cúi đầu lạy tạ Tổ Tông,
Báo ơn sanh dưỡng dày công nhọc nhằn.
Rày con xin giữ Đạo hằng,
Tu cầu Tông Tổ siêu thăng Phật đài.
Nguyện làm cho đẹp mặt mày,
Thoát nơi khổ hải Liên đài được lên.
Mong nhờ Đức Cả bề trên,
Độ con yên ổn vững bền cội tu.
(Lạy bốn lạy)
Clasp incense, salute thrice, kneel, hold hands against forehead and read:
I respectfully offer Incense to my Ancestors,
May you witness my faith endeavor.
Now I wake up to take refuge in Buddha,
I resolve to be a merit cultivator.
After planting incense, stand straight, clasp hands against chest, read on:
I bow to acknowledge my Ancestors,
For my birthing and raising labor.
From now on, devoted to Buddhism,
I pratice for you to transcend to the Holy realm.
I vow to be your name shiner,
Free from all sufferings for Lotus seater.
May Your Grace from above,
Help me steadily practice the Tao.
道是天地万物的演化运行机制,中国哲学的信念之一。 认为道决定了事物“有”或“无”[2]、以及生物“生”或“死”的存在形式;[3] 从无到有、从有到无和周而复始的自然现象,是万事万物在道协同作用下所产生的结果; [4]“人法地,地法天,天法道,道法自然”的理念[5] 有兩種解釋,主流是當時的「自然(itself)」不是今日的「自然(Nature)」,而是「自然而然」“道”雖是生長萬物的,卻是無目的、無意識的,它“生而不有,為而不恃,長而不宰”,即不把萬物據為己有,不夸耀自己的功勞,不主宰和支配萬物,而是聽任萬物自然而然發展著。疑後代禪宗則解釋為「道」效法「自然」(今日用語),應為誤解。[原創研究?]
另一种解释,坚信人受地的制约、地受天的制约、天受道的制约,道受自然的制约[8];奉行顺其自然,无为而治的价值观[9]。
Tao is the evolutionary mechanism of heaven and earth, and one of the beliefs of Chinese philosophy. It is believed that the Tao determines the “being” or “non-existence” of things and the form of existence in which living beings “live” or “die”; The natural phenomenon of coming into being, from being to nothing, and repeating itself is the result of the synergy of all things in the Tao; [4] There are two interpretations of the concept of “man is the law of the earth, the earth is the law of the sky, the heaven is the law of the Tao, and the Tao is the law of nature” There are two interpretations, the mainstream is that “nature” at that time is not “nature” today, but “natural”, although the “Tao” is the one that gives birth to all things, but it is purposeless and unconscious, it is “born without being, for the sake of not being ashamed, and growing without slaughter”, that is, it does not take all things as its own, does not boast of its own merits, does not dominate and dominate all things, but allows all things to develop naturally. It is doubtful that the later generations of Zen Buddhism interpreted it as “Tao” and imitated “nature” (in today’s terms), which should be misunderstood.
Another explanation is the belief that man is conditioned by the earth, the earth is conditioned by heaven, the heavens are conditioned by the Tao, and the Tao is conditioned by nature[8]; Pursue the values of going with the flow and doing nothing .
Khí chất bất thường của một người, so với người bình thường, trong lời nói cũng như thái độ. Có nhiều danh từ khác nhau gán ghép cho các thái độ được gọi là “không giống ai” này, như “khùng”, “bệnh tâm thần”, “ba trợn”, v.v.
Nguơn cuối cùng. Căn cứ vào luật tuần hoàn của lý Tam Nguơn được phân định và diễn tiến như sau:
1. Thượng Nguơn: gồm có Thượng Nguơn Thượng,
2. Trung Nguơn: gồm có Trung Nguơn Thượng, Trung Nguơn Trung, Trung Nguơn hạ.
3. Hạ Nguơn: gồm có Hạ Nguơn Thượng, Hạ nguơn trung, Hạ Nguơn Hạ.
Đức Thầy xưng Điên hay Khùng trong suốt 5 cuốn Sám Giảng có nhiều lý do: Thứ nhứt, ngài muốn tránh sự dòm ngó của mật thám Tây nhiều nhất có thể, chúng luôn tìm cách tiêu diệt những mầm móng kháng chiến chống lại chúng,
Thứ hai, ngài mượn hai chữ Khùng Điên cũng để nói lên hoàn cảnh ngang trái lúc ngài mới ra đời dạy đạo, nhiều người không hiểu dèm pha, đàm tiếu, đến nỗi nặng lời xúc phạm, nên ngài tuy xưng vậy nhưng các tín đồ của ngài hay những ai có cơ duyên đều nhận ra ngài chỉ muốn ẩn danh mà thôi, chứ qua các hiện tượng mầu nhiệm xảy ra xung quanh ngài thì không ai có thể nghi ngờ ngài là bậc thánh nhân ra đời lúc nạn tai để cứu vớt quần sanh.
Theo sử sách ngày xưa cũng có nhiều bậc anh hùng hào kiệt, vì muốn tránh bị hại, điển hình như Hàn Tín, Lưu Bị, Tôn Tẩn, vô số trường hợp khác, đều giả điên giả khờ để qua truông, để dễ dàng hòa nhập với quần chúng và giáo hóa họ.
Lord Master called Himself Crazy or Mad throughout the five (5) volumes of the Oracles for many reasons.
First, he wanted to avoid the scrutiny of French detectives as much as possible, who always sought to eliminate any sign of insurrection against them.
Secondly, He borrowed these two words, Mad and Crazy, also to refer to the adverse circumstances under which He started his Mission. Many did not understand Him, thus deriding Him and, sometimes, going as far as offending Him. In this ense, He only wanted to hide his true identity. However, his followers or those who had predestined conditions with him realized that he only wanted to remain anonymous. Through the mysterious phenomena that occurred around him, no one could doubt that he was an holy man born down the world to save all the sentient beings.
In the old days, it was said that many heroes who, because they wanted to avoid being unnecessarily harmed, such as Han Tin, Liu Bei, Sun Tẩn, and in countless other cases, all pretended crazy to pass through, to easily intermingle with the masses in order to transform them.
Xã Mỹ Hội Đông được chia thành 10 ấp: Mỹ Hoà, Mỹ Thuận, Mỹ Hội, Mỹ Hòa A, Mỹ Tân, Mỹ Hòa B, Mỹ Thành, Mỹ Thạnh, Mỹ Đức, Mỹ Phước
This also means the Latter Days of the Dharma in the Three Ages of Buddhism. In contrast to the first two Ages, the Former and Middle Days, the first of which people may refer to the Golden One, the Latter Days has the characteristic of a Dark Era, during which Buddhism starts to decline in that its Dharma, however widespread across all areas of the planet were, has witnessed many learners but virtually no one who reached enlightenment as in the last Two Ages.
The person who are not restrained by reason nor judgement, very angry, mentally ill. However, if someone calls themselves Mad or Crazy, they may not be so, as they pretend to be so, and they do so for a certain purpose, such as avoiding the attention of others who may harm them if they find out who the latter are. In history, there were many characters who put on such such unusual masks as Mad or Crazy, Beggar, Drunkard, etc, so that they hide their identity more effectively lest they should risk being put in danger. These people might pursue a covert mission. In this case, Lord Master played this role for many reasons:
First, Lord Master has accomplished His full enlightenment and went back to the world as a Bodhisattva to save the world. Thus, given that a lot of people would obstruct His mission if they knew it straight away, He might not be able to test their level of moral practice, and to teach them when they realize they made a mistake.
Second, there were a lof authorities from different government levels would suspect Him of plotting their government if He attracted a lot of followers. In order to avoid the intelligence agents, He must pretend to be a commoner, a poor or disabled person.
Ngọc Hoàng:
Theo văn hóa truyền thống các dân tộc Đông Á, vị chúa tể của các tôn giáo gọi chung là Ngọc Hoàng, thay thế cho vị chúa tể thứ nhất. Theo Lão giáo, đây là vị trợ tá cho Vạn Thế Thiên Tôn, (gọi tắt là Đấng Thế Tôn), là một trong Ba Vị Thanh Khiết (gọi tắt là Tam Thanh), Ba Nguyên Thể của Đạo. Đấng ấy cũng là vị có quyền năng cao nhất của Cao Đài trong Cao Đài Giáo được biết đến như là Ngọc Hoàng Thượng Đế. Theo vũ trú quan của Phật Giáo, Đấng ấy đồng nghĩa với Sakra (1). Theo thần thoại học của Hàn Quốc, Đấng ấy gọi là Haneullim. Ngọc Hoàng hay Ngọc Đế được biết đến dưới nhiều danh xưng, gồm có Thiên Công, nguyên thủy chức là “Công Tước”, thường được dùng bời thường dân; Ngọc Đế; Đệ Nhất Hoàng Đế; Ngọc Hoàng Thượng Đế.
Người Việt Cổ đã sử dụng thần thoại Thần Trụ Trời để giải thích về nguồn gốc của thế giới. Sau này khi đạo Lão từ Trung Quốc du nhập vào Việt Nam thì Ông Trời mới được gọi là Ngọc Hoàng.
Open Wikipedia: Ngọc Hoàng Thượng Đế
Sakra: Theo Phật Giáo, Sakra được xem như chúa của các vị thần và, không như trong Ấn Độ giáo, Indra và Sakra là các vị thần khác nhau. Sakra được gọi Sakra Devanam Indra cai trị cõi trời Trayastrimsa, vốn nằm trên núi Meru và là cõi trời cao nhất. Các vị thần của cõi trời này không bất tử, từ đó sự ra đị của một Sakra sẽ mang vị Sakra kế tiếp lên ngôi. Theo Đạo Jainism, Sakra là Chúa Indra và trong các cõi trời của mình có các jina, các người chiến thắng tinh thần.
Vô vi là tư tưởng của triết gia Lão Tử trong Đạo giáo. Ông nói: “Vô vi nhi vô bất vi” (無為而無不為). Tạm dịch là: Không làm gì mà không gì là không làm. Hiểu một cách nôm na là, nếu bạn không làm gì mà thấy không việc gì thì không nên làm. Thiên nhiên trời đất vốn đã vận hành thành chu kỳ tự nhiên, nếu chúng ta tác động vào một yếu tố nào đó thì cũng là làm đảo lộn chu trình trên. Nếu chúng ta không làm gì cả thì tức là đảm bảo được chu trình trên vẫn hoạt động bình thường. Thuyết này đặc biệt hiệu quả trong trường hợp chúng ta chưa biết phải làm thế nào khi đứng trước một sự việc, theo Lão Tử thì tốt nhất là không nên làm gì cả Wiki Vô vi (Đạo giáo) – Wikipedia tiếng Việt
Núi Tà Lơn, địa danh tiếng Việt này thuộc nước Kampuchea, Bokor, cách thành phố Kampot 10 cây số về phía Tây Nam, được coi là “Thánh địa của bậc tu hành”. Trong các thư tịch, kinh sách ghi chép Phật thầy Tây An Đoàn Minh Huyên, Huỳnh Phú Sổ, Bổn sư núi Tượng Ngô Tư Lợi, Phật Trùm, Phật sống Cử Đa, Sư vãi bán khoai…. đều tu luyện trên đỉnh núi thiêng Tà Lơn.
Bokor National Park is an unmissable trip out from Kampot. Explore the romantic, highly atmospheric old casino — a legacy from Cambodia’s colonial days — as well as impressive waterfalls (during rainy season), plus a stunning, winding journey that takes you more than a kilometre above sea level. This is a full, thrilling day and we thoroughly recommend doing this under your own steam rather than with a group, so that you can take the time to explore at your leisure.
Established by the French as a hill station in 1925, Bokor has been abandoned twice, during World War II and the Khmer Rouge period. The area including Bokor ‘mountain’ was established as a national park in 1993, with its 1,500 square kilometres spanning four Cambodian provinces. Despite substantial illegal logging, it’s still home to leopard cats, gibbons, hornbills, civets and sun bears.
Prajñā (प्रज्ञा) or paññā (𑀧𑀜𑁆𑀜𑀸) is a Buddhist term often translated as “wisdom”, “insight”, “intelligence”, or “understanding”. It is described in Buddhist texts as the understanding of the true nature of phenomena. In the context of Buddhist meditation, it is the ability to understand the three characteristics of all things: anicca (“impermanence”), dukkha (“dissatisfaction” or “suffering”), and anattā (“non-self” or “egolessness”). Mahāyāna texts describe it as the understanding of śūnyatā (“emptiness”). It is part of the Threefold Training in Buddhism, and is one of the ten pāramīs of Theravāda Buddhism and one of the six Mahāyāna pāramitās.
Quy Y | Taking Refuge |
---|---|
Khi nhắc đến ý nghĩa chữ Quy Y, trong bài Pháp luận “Lời khuyên Bổn đạo” mà Đức Thầy viết tại Bạc Liêu vào năm Nhâm Ngũ (1942), Ngài giải thích như sau: …“Ngày nay đã tỉnh-ngộ quy-y cùng Phật pháp. Như vậy cửa trường-sanh bất diệt các trò đã gặp nẻo, nương đèn trí-huệ, ly xuất phàm-trần, chán cảnh phồn hoa tìm nơi tịch-tịnh. Nhưng các trò tuy lòng mộ Đạo, chớ chưa hiểu rành nẻo bước đường đi. Hãy tạm xét chữ Quy-y cho thấu đáo: Quy là về, mà về đâu ? về cửa Phật. Y có nghĩa là vâng lời theo khuôn mẫu. Vậy Quy-y đầu Phật là nương nhờ cửa Phật và làm y theo lời Phật dạy. Phật từ-thiện cách nào ta phải từ-thiện theo cách nấy. Phật tu cách nào đắc Đạo rồi dạy ta, ta cũng làm theo cách nấy. Thầy cảnh tỉnh giác-ngộ điều gì chánh đáng thì khá vâng lời. Cần nhứt ở chỗ giữ giới luật hằng ngày.” | Referring to Quy Y, in one of His sermons, “Commandments for Fellow Adherents”, written in Bac Lieu in 1942, Lord Master explained thus: “You have now awakened to take refuge in Buddha Dharma. As such, you have met the path to immortality and, with your acumen, keep away from worldliness and opulence but seek for a tranquil place. However pious you were, you have not well understood how to go about it. Let’s elaborate the word “Take refuge”. It means ‘return’ but where to? To Buddha’s gate. ‘Refuge’ is a set of principles which are to be adhered to. So, ‘take refuge’ in Buddha is lean on Buddha’s gate and adhere to His teachings. As Buddha is compassionate, so too shall we be. As He practised and got enlightened then taught us, so too shall we do. If your Master exhorts you what is rightful, you should obey Him. Most importantly, you observe all precepts daily.” |
Sám hay Sấm có nghĩa là sám hối, tiên tri.
Sám Giảng Thi Văn của Đức Huỳnh Giáo Chủ là bộ pháp bảo, hàm chứa giáo thuyết căn bản, giúp người tín đồ PGHH hiểu biết tông chỉ và phương thức hành đạo.
Đức Giáo Chủ Phật Giáo Hòa Hảo khẳng định Ngài không lập một tôn giáo mới lạ. Ngài chỉ vưng lịnh Đức Thế Tôn hạ giới hưng truyền chánh pháp. Cho nên Ngài đã nói“nối theo chí Thích Ca ngày trước” và “rút trong các Luật các Kinh” để thành lập một nền đạo vừa khế cơ vừa dễ học, dễ tu cho đại đa số chúng sanh trong thời Mạt pháp, vốn căn cơ thấp kém, thánh đạo ít người hiểu thấu.
Tuy nhiên, một bộ Sám Kinh chỉ vỏn vẹn khoảng 500 trang thì khó tóm lược cả “rừng kinh kệ” , thế nên Ngài phải tóm lược nội dung như Ngài nói “rút trong các luật các kinh”. Đồng thời, về hình thức, Ngài phải viện dẫn nhiều điển tích, Hán Nôm, thuật ngữ, phương ngữ, mới có thể diễn giải hết ý nghĩa sâu xa của Phật Pháp. Nhưng nói thế là không có nghĩa là người bình dân không thể hiểu được nếu họ chịu khó học hỏi. Ngài có nói: “Lòng ngộ rồi chẳng đợi nhiều kinh, Thì cũng thấy bản lai diện mục.”
Đức Phật Thầy Tây An thuở xưa thường khuyến khích các môn nhơn đệ tử rằng: Muốn làm xong hiếu nghĩa có bốn điều ân ta cần phải hy sinh gắng gổ mới mong làm trọn:
1 Ân Tổ Tiên cha mẹ,
2 Ân Đất Nước,
3 Ân Tam Bảo,
4 Ân Đồng Bào và Nhơn Loại
(với kẻ xuất gia thì ân đàn na thí chủ).
ÂN TỔ TIÊN CHA MẸ: Ta sanh ra cõi đời được có hình hài để hoạt động từ thuở bé cho đến lúc trưởng thành, đủ trí khôn ngoan, trong khoảng bao nhiêu năm trường ấy, cha mẹ ta chịu biết bao khổ nhọc; nhưng sanh ra cha mẹ là nhờ có tổ tiên, nên khi biết ơn cha mẹ, cũng có bổn phận biết ơn tổ tiên nữa.
Muốn đền ơn cha mẹ, lúc cha mẹ còn sanh tiền, có dạy ta điều hay lẽ phải ta rán chăm chỉ nghe lời, chớ nên xao lãng làm phiền lòng cha mẹ. Nếu cha mẹ có làm điều gì lầm lẫn trái với nhân đạo, ta rán hết sức tìm cách khuyên lơn ngăn cản. Chẳng thế, ta cần phải lo nuôi dưỡng báo đền, lo cho cha mẹ khỏi đói rách, khỏi bệnh hoạn ốm đau, gây sự hòa hảo trong huynh đệ, tạo hạnh phúc cho gia đình, cho cha mẹ vui lòng thỏa mãn. Rán cầu cho cha mẹ được hưởng điều phước thọ. Lúc cha mẹ quá vãng, hãy tu cầu cho linh hồn được siêu thăng nơi miền Phật cảnh, thoát đọa trầm luân.
Còn đền ơn tổ tiên, đừng làm điều gì tồi tệ, điếm nhục tông môn, nếu tổ tiên có làm điều gì sai lầm, gieo họa đau thương lại cho con cháu, ta phải quyết chí tu cầu và hy sinh đời ta làm điều đạo nghĩa, rửa nhục tổ đường.
ÂN ĐẤT NƯỚC: Sanh ra, ta phải nhờ Tổ tiên, cha mẹ, sống ta cũng phải nhờ đất nước, quê hương. Hưởng những tấc đất, ăn những ngọn rau, muốn cho sự sống được dễ dàng, giống nòi được truyền thụ, ta cảm thấy bổn phận phải bảo vệ đất nước khi bị kẻ xâm lăng giày đạp. Rán nâng đỡ xứ sở quê hương lúc nghiêng nghèo, và làm cho được trở nên cường thạnh. Rán cứu cấp nước nhà khi bị kẻ ngoài thống trị. Bờ cõi vững lặng thân ta mới yên, quốc gia mạnh giàu mình ta mới ấm.
Hãy tùy tài tùy sức, nỗ lực hy sinh cho xứ sở. Thảng như không đủ tài lực đảm đương việc lớn, chưa gặp thời cơ giúp đỡ quê hương, ta phải rán tránh đừng làm việc gì sơ xuất đến đỗi làm cho nước nhà đau khổ, và đừng giúp sức cho kẻ ngoại địch gây sự tổn hại đến đất nước. Đó là ta đền ơn cho đất nước vậy.
ÂN TAM BẢO: Tam Bảo là gì? Tức Phật, Pháp, Tăng.
Con người nhờ tổ tiên cha mẹ sanh ra nuôi dưỡng, nhờ đất nước tạo kiếp sống cho mình. Ấy về phương diện vật chất.
Về phương diện tinh thần, con người cần nhờ đến sự giúp đỡ của Phật, Pháp, Tăng khai mở trí óc cho sáng suốt. Phật là đấng toàn thiện, toàn mỹ, bác ái vô cùng, quyết cứu vớt sanh linh ra khỏi trầm luân khổ hải. Thế nên Ngài mới truyền lại giáo pháp, tức là những lời chỉ dạy cho các chư tăng, đặng đem nền Đạo cả của Ngài ban bố khắp trần thế. Các chư tăng chẳng ai lạ hơn những đại đệ tử của Đức Phật vậy. Bởi vậy, Đức Phật luôn luôn chỉ dẫn và cứu vớt quần sanh thoát miền mê khổ, nên ta hãy kính trọng Phật, hãy tin tưởng và tín nhiệm vào sự nghiệp cứu đời của Ngài, làm theo những điều chỉ dạy do các chư tăng cho biết. Tổ tiên ta đã hiểu rõ sự nhiệm mầu, lòng quảng ái của Phật đối với chúng sanh, để kính trọng sùng bái Ngài, để hành động đúng theo khuôn khổ Ngài đã dạy và đã vun trồng bồi đắp cho nền Đạo được phát triển thêm ra, xây dựng một tòa lầu đài Đạo hạnh vô thượng vô song, roi truyền mãi mãi với hậu thế.
Nên bổn phận chúng ta phải noi theo chí đức của tiền nhân hầu làm cho trí tuệ minh mẫn đặng đi đến con đường giải thoát, dẫn dắt giùm những kẻ sa cơ và nhứt là phải tiếp tục khai thông nền Đạo đức đặng cái tinh thần từ bi bác ái được gieo rải khắp nơi nơi trong bá tánh. Như thế, mới chẳng phụ công trình vĩ đại của Đức Phật và của tiền nhân để lại và không đắc tội với kẻ đời sau vậy.
ÂN ĐỒNG BÀO VÀ NHÂN LOẠI : Con người vừa mở mắt chào đời đã thấy mình phải nhờ đến sự giúp đỡ những kẻ xung quanh và cái niên kỷ càng lớn thêm bao nhiêu, sự nhờ nhõi càng tuần tự thêm nhiều chừng nấy.
Ta nhờ hột cơm của họ mới sống, nhờ miếng vải của họ mới ấm thân, nhờ cửa nhà của họ mới tránh cơn phong vũ. Vui sướng: ta đồng hưởng với họ. Hoạn nạn: họ cùng chịu với ta.
Họ và ta cũng một màu da, cũng nói một thứ tiếng. Ta và họ hợp nhau thì thành lại làm một: ấy Quốc gia đó. Họ là ai? Tức những người ta thường gọi bằng đồng bào vậy.
Đồng bào ta và ta cùng chung một chủng tộc, cùng một nòi giống roi truyền, cùng có những trang lịch sử vẻ vang oanh liệt, cùng tương trợ lẫn nhau trong cơn nguy biến, cùng chung phận sự đào tạo một tương lai rực rỡ trong bước tiền đồ của giang san đất nước. Đồng bào ta và ta có một liên quan mật thiết, không thể rời nhau, chẳng thể chia nhau và chẳng khi nào có ta mà không có đồng bào, hay có đồng bào mà không có ta. Thế nên, ta phải rán giúp đỡ họ hầu đáp đền cái ơn mà ta đã thọ trong muôn một.
Chẳng những thế thôi, ngoài đồng bào, ta còn có thế giới người đang cặm cụi cần lao cung cấp những điều nhu cầu cần thiết. Họ là nhân loại, là những người đang sanh sống với chúng ta trên quả địa cầu. Nếu không có nhân loại, thử hỏi dân tộc ta ra như thế nào? Ta có đủ vật liệu để dùng chăng? Ta có thể tự túc một cách đầy đủ chăng?
Nói tóm lại, ta có thể lẻ loi đương đầu với những khi phong vũ nhiệt hàn, với những lúc ốm đau, nguy biến, giữ vững cuộc sống còn nầy chăng? Hẳn không vậy. Thế nên dân tộc ta phải nhờ đến Nhân loại, nghĩa là nhờ đến dân tộc khác và phải biết ơn họ. Hãy nghĩ đến họ cũng như mình nghĩ đến mình và đồng chủng mình (vậy).
Vả lại cái tình từ bi bác ái của Đức Phật mà ta đã nhận thức, rất thâm huyền quảng huợt. Cái tình ấy, nó không bến không bờ, không phân biệt màu da, không phân biệt chủng tộc; nó cũng không luận sang hèn và xóa bỏ hết các từng lớp đẳng cấp xã hội, mà chỉ đặt vào một: Nhân loại Chúng sanh.
Thế nên, ta không có lý do gì chánh đáng để vì mình hay vì đồng bào mình gây ra tai hại cho các dân tộc khác. Trái lại, hãy đặt vào họ một tư tưởng nhân hòa, một tinh thần hỉ xả và hãy tự xem mình có bổn phận giúp đỡ họ trong cơn hoạn nạn.
Đối với những kẻ xuất gia qui y đầu Phật, phụ vào những ân huệ đã thọ như đã nói trên, họ còn phải trực tiếp chịu ân của các đàn na thí chủ, nghĩa là những thiện nam tín nữ có hảo tâm cung cấp những vật dụng cần thiết cho họ. Họ nhờ đến hột cơm, đến miếng vải, đến thuốc men đặng sanh sống. Rốt lại họ phải nhờ đến sự nuôi dưỡng hoàn toàn của những kẻ tốt lòng.
Với quần sanh, họ mang cái ân rất nặng, cho nên họ phải dìu dắt sinh linh đi tầm Chân lý đặng đáp tạ tấm lòng chiếu cố của thiện tín.
Vô vi là tư tưởng của triết gia Lão Tử trong Đạo giáo. Ông nói: “Vô vi nhi vô bất vi” (無為而無不為). Tạm dịch là: Không làm gì mà không gì là không làm. Hiểu một cách nôm na là, nếu bạn không làm gì mà thấy không việc gì thì không nên làm. Thiên nhiên trời đất vốn đã vận hành thành chu kỳ tự nhiên, nếu chúng ta tác động vào một yếu tố nào đó thì cũng là làm đảo lộn chu trình trên. Nếu chúng ta không làm gì cả thì tức là đảm bảo được chu trình trên vẫn hoạt động bình thường. Thuyết này đặc biệt hiệu quả trong trường hợp chúng ta chưa biết phải làm thế nào khi đứng trước một sự việc, theo Lão Tử thì tốt nhất là không nên làm gì cả.
无为(简体中文:无为;繁体中文:无为;拼音:wúwéi)翻译为“无为”或“毫不费力的行动”,是一个重要的古代中国概念。无为起源于春秋时期,最早出现在《诗经》中,成为儒家、中国治理和道教的中心思想。它通常指的是理想的政府国家,皇帝的行为,体现了个人和谐、自然自发性和自由放任的态度。无为表示一种特定的精神或精神状态,在儒家思想中,与既定的道德规范相一致。