Phật Giáo Hoà Hảo Úc Châu

LỜI KHUYÊN BỔN ĐẠO – Phật Giáo Hoà Hảo Úc Châu

LỜI KHUYÊN BỔN ĐẠO
Bổn đạo là người trong cùng một đạo, danh xưng thường được dùng trong văn viết và áp dụng khi nào người cao tuổi đáng kính gọi người nhỏ tuổi hơn, trong trường hợp rất phổ thông Đức Thầy thường dùng danh từ để gọi tín đồ của ngài

 

          Ngày nay đã tỉnh ngộ qui y cùng Phật-pháp. Như vậy cửa trường-sanh bất diệt các trò đã gặp nẻo, nương đèn trí-huệ, ly xuất phàm-trần, chán cảnh phồn hoa tìm nơi tịch-tịnh. Nhưng các trò tuy lòng mộ Đạo, chớ chưa hiểu rành nẻo bước đường đi. Hãy tạm xét chữ qui y cho thấu đáo: Qui là về, mà về đâu ? Về cửa Phật. Y có nghĩa là vâng lời theo khuôn-mẫu.

 

          Vậy qui y đầu Phật là nương nhờ cửa Phật và làm y theo lời Phật dạy. Phật từ-thiện cách nào ta phải từ-thiện theo cách nấy. Phật tu cách nào đắc Đạo rồi dạy ta, ta cũng làm theo cách nấy. Thầy cảnh tỉnh giác-ngộ điều gì chánh đáng thì khá vâng lời. Cần nhứt là ở chỗ giữ giới-luật hằng ngày. Còn sự lễ bái là điều phụ thuộc, là món trợ đạo để nhắc nhở các trò nhớ phận sự mà làm. Thầy xét trong tam nghiệp, các trò còn mang nặng lắm. Trong đường tu nương theo tam nghiệp, thì khổ lắm. Chúng-sanh tịnh được tam nghiệp mới mong về cõi Phật. Tam nghiệp là: Thân nghiệp, Khẩu nghiệp, Ý nghiệp: đọc lại trong cuốn Khuyến Thiện.

         

      Nhưng Thầy xét lại cái khẩu nghiệp của các trò nặng-nề hơn hết. Hãy lấy gươm trí-huệ mà dọn sạch ma lòng, hãy lấy lòng khoan-dung mà đối-đãi lẫn nhau, hãy lấy lòng bác-ái nhân-đạo mà cư-xử với mọi người. Cần hiểu cái lý vô-ngã của nhà Phật. Hãy rán sức thi hành sẽ có Thầy ủng-hộ. 

 

 

          Kệ rằng :

         Đạo pháp thường hay dung với hòa,   

          Xét người cho tột xét thân ta. 

          Nếu người rõ phận vui lòng thứ,

          Ta thứ được người, người thứ ta.

 

 

 

 

Chú Thích:

Vô Ngã

Khái niệm Anātman: Thuật ngữdanh từ được dùng trong lãnh vực chuyên môn “無我” (Anātman) trong Phật giáo đề cập đến học thuyết về vô ngã, biểu thị sự vắng mặt của một bản ngã vĩnh cửu, không thay đổi1.

 

Hai cách giải thích: Nó có thể có nghĩa là “vô ngã” hoặc “không tự ngã”, dẫn đến các cuộc tranh luận giữa các giáo phái Phật giáo về việc giải thích chính xác của nó.

 

 

Nghiên cứu học thuật: Các học giả như 平川彰 cho rằng khái niệm Anātman trong “阿含經” không phải là sự bác bỏ ý tưởng ātman từ “奧義書” mà là sự phủ nhận sự gắn bó với bản ngã được hình thành bởi năm uẩn ̣(Ngũ Uẩn),

 

 

Phật giáo vs. Bà la môn giáo: Khái niệm này được thiết lập để đối lập với Bà la môn giáo, với các giáo phái khác nhau cần phải hòa giải với học thuyết luân hồi.

 

Bản tóm tắt này nắm bắt bản chất của cuộc thảo luận của trang web về khái niệm Anātman trong Phật giáo. Nếu bạn cần thông tin chi tiết hơn.  

Reference:無我 – wikipedia.org

ADVICE TO MY ADHERENTS

Prajñā (प्रज्ञा) or paññā (𑀧𑀜𑁆𑀜𑀸) is a Buddhist term often translated as “wisdom”, “insight”, “intelligence”, or “understanding”. It is described in Buddhist texts as the understanding of the true nature of phenomena. In the context of Buddhist meditation, it is the ability to understand the three characteristics of all things: anicca (“impermanence”), dukkha (“dissatisfaction” or “suffering”), and anattā (“non-self” or “egolessness”). Mahāyāna texts describe it as the understanding of śūnyatā (“emptiness”). It is part of the Threefold Training in Buddhism, and is one of the ten pāramīs of Theravāda Buddhism and one of the six Mahāyāna pāramitās.

Footnote

Footnote

Notes:

 
Non-Ego

  • Two Interpretations: It can mean “no self” or “not self,” leading to debates among Buddhist sects regarding its precise interpretation.
  • Academic Research: Scholars like 平川彰 argue that the Anātman concept in the “阿含經” is not a refutation of the ātman idea from the “奧義書” but a denial of attachment to the self formed by the five aggregates
  • Buddhism vs. Brahmanism: The concept was established in opposition to Brahmanism, with various sects needing to reconcile it with the doctrine of reincarnation.

This summary captures the essence of the web page’s discussion on the Anātman concept in Buddhism. If you need more detailed information or have specific questions, feel free to ask!

Reference: zh.wikipedia.org