Sách xưa có câu: “Thiên kinh vạn điển hiếunghĩa vi tiên” (muôn vạn quyển kinh của Phật Thánh Tiên đều dạy sự hiếu-nghĩa làm đầu). Hôm nay, đã quy-y đầu Phật tu-niệm tại-gia, ta hãy cố- gắng vưng lời Thầy, Tổ đã dạy, lo tròn câu hiếu nghĩa.
Đức Thầy Tây-An thuở xưa thường khuyến khích các môn-nhơn đệ-tử rằng: muốn làm xong hiếu-nghĩa, có bốn điều ân ta cần phải hy-sinh gắng-gổ mới mong làm trọn.
1.− Ân Tổ-Tiên Cha Mẹ,
2.− Ân Đất Nước,
3.− Ân Tam-Bảo,
4.− Ân Đồng-Bào và Nhơn-Loại
(với kẻ xuấtgia thì ân đàn-na thí-chủ).
1.-ÂN TỔ-TIÊN CHA MẸ: Ta sanh ra cõi đời được có hình-hài để hoạt-động từ thuở bé cho đến lúc trưởng-thành, đủ trí khôn-ngoan, trong khoảng bao nhiêu năm trường ấy, cha mẹ ta chịu biết bao khổ- nhọc; nhưng sanh ra cha mẹ là nhờ có tổ-tiên, nên khi biết ơn cha mẹ, cũng có bổn-phận phải biết ơn tổ-tiên nữa.
Muốn đền ơn cha mẹ, lúc cha mẹ còn đang sanh tiền, có dạy ta những điều hay lẽ phải, ta rán chăm-chỉ nghe lời, chớ nên xao-lãng, làm phiền lòng cha mẹ. Nếu cha mẹ có làm điều gì lầm-lẫn trái với nhân-đạo, ta rán hết sức tìm cách khuyên-lơn ngăn-cản. Chẳng thế, ta còn phải lo nuôi-dưỡng báo đền, lo cho cha mẹ khỏi đói rách, khỏi bịnh-hoạn ốm đau, gây sự hòa-hảo trong đệ huynh, tạo hạnh-phúc cho gia-đình, cho cha mẹ vui lòng thỏa-mãn.
Rán cầu cho cha mẹ được hưởng điều phước-thọ. Lúc cha mẹ quá-vãng, hãy tu cầu cho linh-hồn được siêu-thăng nơi miền Phật cảnh, thoát đọa trầm-luân.
Còn đền ơn tổ-tiên là đừng làm điều gì tồi-tệ điếm-nhục tông-môn, nếu tổ-tiên có làm điều gì sai lầm gieo họa đau-thương lại cho con cháu, ta phải quyết chí tu cầu và hy-sinh đời ta làm điều đạo nghĩa, rửa nhục tổ-đường.
2.-ÂN ĐẤT NƯỚC: Sanh ra, ta phải nhờ Tổ-tiên, cha mẹ, sống ta cũng nhờ đất nước, quê-hương. Hưởng những tấc đất, ăn những ngọn rau, muốn cho sự sống được dễ-dàng, giống nòi được truyền-thụ, ta cảm thấy có bổn-phận phải bảo-vệ đất nước khi bị kẻ xâm-lăng giày-đạp.
Rán nâng-đỡ xứ-sở quê hương lúc nghiêng-nghèo, và làm cho được trở nên cường-thạnh. Rán cứu-cấp nước nhà khi bị kẻ ngoài thống-trị. Bờ-cõi vững-lặng thân ta mới yên, quốc-gia mạnh giàu mình ta mới ấm.
Hãy tùy tài tùy sức, nỗ lực hy-sinh cho xứ-sở. Thảng như không đủ tài-lực đảm-đương việc lớn, chưa gặp thời-cơ giúp-đỡ quê-hương, ta phải rán tránh đừng làm việc gì sơ-suất đến đỗi làm cho nước nhà đau khổ, và đừng giúp sức cho kẻ ngoại-địch gây sự tổn-hại đến đất nước. Đó là ta đền Ơn cho Đất Nước vậy.
3.-ÂN TAM-BẢO: Tam-Bảo là gì ? − Tức Phật, Pháp, Tăng. Con người nhờ tổ-tiên cha mẹ sanh ra nuôi dưỡng, nhờ đất nước tạo kiếp sống cho mình. Ấy về phương-diện vật-chất. Về phương-diện tinh-thần, con người cần nhờ đến sự giúp-đỡ của Phật, Pháp, Tăng, khai mở trí óc cho sáng-suốt.
Phật là đấng toàn-thiện, toàn-mỹ, bác-ái vô cùng, quyết cứu-vớt sanh-linh ra khỏi vòng trầm-luân khổ-hải. Thế nên Ngài mới truyền lại giáo pháp, tức là những lời chỉ dạy cho các chư Tăng đặng đem nền Đạo của Ngài ban-bố khắp trần-thế.
Các chư Tăng chẳng ai lạ hơn là những đại đệ-tử của Đức Phật vậy. Bởi vì Đức Phật luôn luôn chỉ-dẫn và cứuvớt quần-sanh thoát miền mê-khổ, nên ta hãy kính trọng Phật, hãy tin-tưởng và tín-nhiệm vào sự- nghiệp cứu đời của Ngài, làm theo những điều chỉ dạy do các chư Tăng cho biết. Tổ-tiên ta đã hiểu rõ sự nhiệm-mầu, lòng quảng-ái của Phật đối với chúng-sanh, đã kính-trọng sùng-bái Ngài, đã hành động đúng theo khuôn-khổ Ngài đã dạy và đã vun trồng bồi-đắp cho nền Đạo được phát-triển thêm ra, xây-dựng một tòa lầu-đài Đạo-hạnh vô-thượng vô song, roi-truyền mãi-mãi với hậu-thế.
Nên bổn-phận chúng ta phải noi theo chí đức của tiền-nhân hầu làm cho trí-tuệ minh-mẫn đặng đi đến con đường giải-thoát, dẫn-dắt giùm kẻ sa-cơ và nhứt là phải tiếp-tục khai-thông nền Đạo-đức đặng cái tinh-thần từ-bi bác-ái được gieo rải khắp nơi nơi trong bá-tánh. Như thế, mới chẳng phụ công-trình vĩ-đại của Đức Phật và của tiền-nhân để lại, và không đắc tội với kẻ đời sau vậy.
4.-ÂN ĐỒNG-BÀO VÀ NHÂN-LOẠI: Con người vừa mở mắt chào đời đã thấy mình phải nhờ đến sự giúp-đỡ của những kẻ ở xung-quanh, và cái niên-kỷ càng lớn thêm bao nhiêu, sự nhờ-nhõi càng tuần-tự thêm nhiều chừng nấy. Ta nhờ hột cơm của họ mới sống, nhờ miếng vải của họ mới ấm thân, nhờ cửa nhà của họ mới tránh cơn phong-vũ. Vui-sướng: ta đồng hưởng với họ. Hoạn-nạn: họ cùng chịu với ta.
Họ và ta cũng một màu da, cũng nói một thứ tiếng. Ta và họ hợp nhau thì thành lại làm một: ấy là Quốc-gia đó. Họ là ai ? Tức những người ta thường gọi bằng đồng-bào vậy. Đồng-bào ta và ta cùng chung một chủng-tộc, cùng một nòi giống roi-truyền, cùng có những trang lịch-sử vẻ-vang oanh-liệt, cùng tương-trợ lẫn nhau trong cơn nguy-biến, cùng chung phận-sự đào-tạo một tương-lai rực-rỡ trong bước tiền-đồ của giang san đất nước.
Đồng-bào ta và ta có một liên-quan mật-thiết, không thể rời nhau, chẳng thể chia nhau, và chẳng khi nào có ta mà không có đồng-bào, hay có đồng-bào mà không có ta. Thế nên, ta phải rán giúp-đỡ họ hầu đáp đền cái ơn mà ta đã thọ trong muôn một.
Chẳng những thế thôi, ngoài đồng-bào, ta còn có thế-giới người đang cặm-cụi cần-lao cung-cấp những điều nhu-cầu cần-thiết. Họ là nhân-loại, là những người đang sanh-sống với chúng ta trên quả địa-cầu. Nếu không có nhân-loại, thử hỏi dântộc ta ra như thế nào ? Ta có đủ vật-liệu để dùng chăng ? Ta có thể tự-túc một cách đầy-đủ chăng ?
Nói tóm lại, ta có thể lẻ-loi đương đầu với những khi phong-vũ nhiệt hàn, với những lúc ốm đau, nguy biến, giữ vững cuộc sống còn nầy chăng ? Hẳn không vậy. Thế nên, dân-tộc ta phải nhờ đến nhân loại, nghĩa là nhờ đến dân-tộc khác và phải biết ơn họ.
Hãy nghĩ đến họ cũng như mình nghĩ đến mình và đồng-chủng mình. Vả lại, cái tình từ-bi bác-ái của Đức Phật mà ta đã nhận-thức, rất thâm-huyền quảng-huợt. Cái tình ấy, nó không bến không bờ, không phân-biệt màu da, không phân-biệt chủng-tộc; nó cũng không luận sang hèn và xóa bỏ hết các từng lớp đẳng-cấp xã-hội, mà chỉ đặt vào một: Nhân-loại Chúng-sanh.
Thế nên, ta không có lý-do gì chánh-đáng để vì mình hay vì đồng-bào mình, gây ra tai-hại cho các dân-tộc khác. Trái lại, hãy đặt vào họ một tư-tưởng nhân-hòa, một tinh-thần hỉ-xả và hãy tự xem mình có bổn-phận giúp-đỡ họ trong cơn hoạn-nạn.
(Ân Đàn Na Thí Chủ (1))
Đối với những kẻ xuất-gia quy-y đầu Phật, phụ vào những ân-huệ đã thọ như đã nói trên, họ còn phải trực-tiếp chịu ân của các đàn-na thí-chủ, nghĩa là những thiện-nam tín-nữ có hảo tâm cung-cấp những vật-dụng cần-thiết cho họ. Họ nhờ đến hột cơm, đến miếng vải, đến thuốc men đặng sanh-sống. Rốt lại, họ phải nhờ đến sự nuôi-dưỡng hoàn-toàn của những kẻ tốt lòng. Với quần-sanh, họ mang cái ân rất nặng, cho nên họ phải dìu-dắt sinh-linh đi tầm Chân-lý đặng đáp-tạ tấm lòng chiếu-cố của Thiện-tín.
The Ancient Book said: ”All the scriptures take filial piety and righteousness for first priority”. Today you have taken refuge in Buddha as home practicers, you are urged to obey your Patriarch and Master's teachings and accomplish your filial piety and righteousness.
The Buddha Master of the Western Peace used to advise His disciples: In order to accomplish filial piety and righteousness, only if you devote yourselves, you can expect to accomplish the duties:
1. Debt of gratitude towards Parents and Ancestors
2. Debt of gratitude toward the country
3. Debt of gratitude toward the Three Jewels
4. Debt of gratitude toward Compatriots and Mankind (or donors for the monks)
1.-DEBT OF GRATITUDE TOWARD PARENTS AND ANCESTORS: First able to see the world, having our bodies to grow from childhood to adulthood, developing adequate intelligence, in this years-long period, we owed our parents so much for their hardship. But our parents were born thanks to our ancestors, therefore, if we are grateful to our parents, we must also be to our ancestors.
In order to repay our parents, while they are alive, if they teach us the right thing, we must conscientiously obey them lest we should disaffect them. If our parents do something unethical, we must try our best to dissuade or stop them. Besides, we must do our best for their wellbeing, keep our siblings in harmony and familial happiness to their satisfaction. We pray for their longevity. If they passed away, pray for them to be reborn on Buddhaland, free from the cycle of rebirth.
As for our ancestors, do not defile nor defame our pedigree. If our ancestors have done something wrong, leaving descendants with grief, we must resolve to practice and sacrifice our lives for righteousness and to clear our ancestors’ names.
2.-DEBT OF GRATITUDE TOWARD THE COUNTRY: When we are born, we owe our bodies to our parents and ancestors, but for livelihood, we must owe it to our land. Enjoying every inch of her land and produce, to facilitate our living and to preserve our posterity, we are obligated to defend her against any invader.
Support her when it is in dire straits. Make her prosperous and strong. Rescue her when she is under foreign dominance. Only if she has been secure in borders, prosperous and strong, we can feel settled and warm.
Sacrifice wherever you can for her sake. If you have not been ready for a major task, and if you have no chance to help her, avoid making a mistake that may lead to harm her, and never assist the enemy to damage her. That’s the way we repay our country.
3.-DEBT OF GRATITUDE TOWARD THE THREE JEWELS: What are These? They are Buddha, Dharma, and Sangha. The human owe birth-giving and raising to their parents and their livelihood to the country. These debts are on the physical or material plane. Spiritually, they owe perspicacity to Buddha, Dharma, and Sangha.
Buddha is a perfectly good, perfectly beautiful, utterly compassionate, one who resolves to salvage the worldly from their suffering sea. Thus, He passed His Dharma, that is, exhortations, on to the Sangha who then propagate this Tao over the world.
The sangha has no one else but Buddha's great disciples. As He always guides and salvages sentient beings from their delusions and sufferings, so must we revere Him and believe in His mission by following His exhortations that sangha members tell us. Our ancestors grasped Buddha's miracles and compassion toward the worldly, revered and worshipped Him, acted according to what He taught, and built up the Tao for further development, constructed the sublime structure of Morality, shining forever with the posterity.
Thus, our obligation is to follow the forebears’ vows and moral conduct, so that we may have perspicacity to walk on the path to deliverance, guiding the disadvantaged and, in particular, continuing to make inroads in the noble Path so that the spirit of compassion and empathy may be sowed througout the mass people. Thus, we will not betray the great legacy of Lord Buddha and forebears, and will not be guilty toward posterity.
4.-DEBT OF GRATITUDE TOWARD COMPATRIOTS AND MANKIND: As soon as the human being is born, s/he has found her/himself relying on the help from people around and, the older she is, the heavier the reliance becomes. Our survival rests on their grains of rice, our warmth on their fabric, our safety against all kinds of weather on their the accommodation. Happiness or disaster, they share them with us.
They and we have the same skin color, the same language. We and they gather into one: that is the Nation. Who are they? They are those whom we call compatriots. Compatriots and we belong to the same race, to the same lineage, share the glorious pages of history, support each other in cases of emergency, and espouse the duties to procreate the best possible generation for the country’s future.
Compatriots and we are so intimately interrelated that we cannot separate from each other, and there will be no circumstance under which there exists only one without the other. Therefore, we must try to help them so that we repay them the debt of gratitude which we always owe them.
Not only that, apart from our compatriots, we have a world in which people are laboring to provide for us what we may need. They are mankind, those who live with us on the planet Earth. Without mankind, how will our people turn out to be? Can we be self-sufficient? Can we provide for ourselves enough?
In brief, we can be alone to deal with storms, hot and cold weather, diseases, natural and social disasters, in which case it is hard for us to survive, isn’t it? Certainly, it is impossible. Therefore, we must resort to mankind, that is, relying on other peoples, thus we must acknowledge their generosity.
Think about them, as well as we think of ourselves and our own race of people. Moreover, Buddha’s compassion and mercy which we recognize is very far-reaching. This sentiment has no border, regardless of skin color, race, wealth, social class and so forth, but is put into one: Mankind, Sentient Beings.
Thus, it is not justifiable to cause damage to other peoples for our private interest or in the name of our own people. On the contrary, place in humanity, compassion, tolerance, and see ourselves having the obligation to help them in times of emergency.
Debt of Gratitude toward Donators (1)
As for the votaries who take refuge in Buddhism, apart from the above-mentioned debts, they also owe to their donators the debt of their direct support by kindly providing for them all their necessities. They need the grain of rice, the fabric, even the medicine, for their living. In brief, they must depend on the entire support from the kind-hearted. Toward the living beings, they owe a very heavy debt of gratitude, therefore they must guide the living on the path to the Truth in order to repay the care and attention of the believers.
(1) Cho đi (Dāna) được coi là khởi đầu của đức hạnh trong Phật giáo Nguyên thủy và là cơ sở để phát triển hơn nữa trên đường tu. Ở các nước Phật giáo, điều này được nhìn thấy trong việc ban bố thí cho các tu sĩ Phật giáo nhưng cũng mở rộng đến sự hào phóng nói chung (đối với gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, khách, động vật). Cho đi được cho là làm cho một người hạnh phúc, tạo ra công đức tốt cũng như phát triển sự không gắn bó, do đó nó không chỉ tốt bởi vì nó tạo ra thành quả nghiệp tốt, nhưng nó cũng phát triển phẩm chất tâm linh của một người.
Trong tư tưởng Phật giáo, việc tu luyện dana và hành vi đạo đức sẽ tự mình tinh chỉnh ý thức đến mức tái sinh ở một trong những địa ngục thấp hơn là không thể, ngay cả khi không còn thực hành Phật giáo nữa. Không có gì không đúng hay không phải là Phật giáo về việc giới hạn mục tiêu của một người ở mức độ thành tựu này.
(1) Giving (Dāna) is seen as the beginning of virtue in Theravada Buddhism and as the basis for developing further on the path. In Buddhist countries, this is seen in the giving of alms to Buddhist monastics but also extends to generosity in general (towards family, friends, coworkers, guests, animals). Giving is said to make one happy, generate good merit as well as develop non-attachment, therefore it is not just good because it creates good karmic fruits, but it also develops one's spiritual qualities.
In Buddhist thought, the cultivation of dana and ethical conduct will themselves refine consciousness to such a level that rebirth in one of the lower hells is unlikely, even if there is no further Buddhist practice. There is nothing improper or un-Buddhist about limiting one's aims to this level of attainment.