ÔNG LÃO BÁN KHOAI:
Vãi là một danh từ nhằm nói đến một người phụ nữ chuyên quét rọn làm lao công cho nhà chùa nhưng không cạo đầu đi tu hành gọi là bà Vãi. Nếu là đàn ông sẽ được gọi là ông sãi.
Tức là ông Sư Vãi Bán Khoai. Ông tên Mỹ, nhưng họ và niên kỷ cũng như nơi sanh quán không ai biết rõ; người ta chỉ thấy ông thường lui tới miền Vĩnh Tế (Châu Đốc). Sở dĩ có danh từ “Sư Vãi” vì Ông có một thân hình mảnh mai, xa trông như một bà vãi và cũng vì ông trị bịnh cho đời thường dùng vải áo khăn của mình cho nên mới có biệt danh là Ông Sư Vãi. Lại nữa bởi ông chèo thuyền đi bán khoai ở kinh Vĩnh Tế, nên người đời gọi là “Ông Sư Vãi Bán Khoai”.
Tuy với một thân hình ốm yếu, nhưng võ nghệ ông rất cao cường. Thuở ông ở Vĩnh Gia, một hôm ông đang cầm mác thông đi chặt bàng trong đồng, bỗng nghe có tiếng người lẫn tiếng cọp gầm thét gần đó, ông liền cầm mác chạy tới thì thấy Ông Mạnh (người cùng xóm) đang dùng một thế võ hai tay nắm chặt bốn chân con cọp và đội thẳng bụng cọp lên đầu; nhưng vì gặp phải cọp mạnh quá ông Mạnh không đập xuống được mà cũng không dám thả cọp ra. Ông Sư Vãi liền cầm mác thông nhảy tới, vươn mình lên thật cao, hét lên rồi chém xả xuống một mác thật mạnh, con cọp bị đứt làm hai đoạn, mà ông Mạnh vẫn không bị phạm chút nào. Còn một điều kỳ lạ, ngón tay cái của ông mỗi khi tụng kinh, ông dùng cây gỏ vào thì kêu như tiếng mõ không khác.
Vào khoảng năm Tân Sửu (1901) và năm Nhâm Dần (1902), Ông xuất hiện ở kinh Vĩnh Tế, giả dạng thường nhân chèo thuyền đi bán khoai và khắp miền Thất sơn, ông đều có đi lại, để tùy duyên thức tỉnh người đời tu niệm.
Ông có truyền lại cho đời một tác phẩm tựa là “Sấm Giảng Người Đời”(gồm11 hồi). Nội dung: Khuyên người làm lành lánh dữ và tiên tri sự biến thiên hãi hùng trong thời kỳ Hạ ngươn mạt kiếp. Ông chỉ hóa hiện trong vùng Vĩnh Tế khoảng hai năm (1901-1902), rồi từ độ ấy đến nay ông vắng bóng luôn; người ta chỉ còn truyền những câu thơ của ông:
“Nào khi Sư Vãi Bán Khoai, Trong kinh Vĩnh Tế ai ai cũng lầm. Mặt cân tôi chẳng biết cầm, Quê mùa già cả âm thầm biết chi”.
Đến năm 1939 Đức Giáo Chủ PGHH ra đời có kể lại cho ông Sư Vàng nghe, khi ông nầy đem quyển Sấm Giảng 11 hồi đến Tổ Đình Hòa Hảo, ý định thử Ngài. Đức Huỳnh Giáo Chủ liền đọc thuộc lòng cho ông Sư Vàng dò theo từng chữ một. Bởi thế, ông Sư Vàng ngạc nhiên, liền quỳ xuống bạch với Ngài, xin cho biết căn nguyên. Đức Giáo Chủ liền cho biết “Sấm Giảng Người Đời” là của Ông Sư Vãi Bán Khoai, một trong các lần hóa thân của Đức Phật Thầy Tây An. Cách trước đây khoảng 37-38 năm, vì lòng từ ái thương sanh chúng bị lầm than, nên ông đã hóa hiện ra người Bán Khoai, để thức tỉnh người đời rán lo tu niệm, hầu thoát khỏi cảnh biến thiên, hủy diệt cõi đời Hạ ngươn Mạt kiếp.
Ngày nay trong Sấm Giảng, quyển 1, Đức Thầy nhắc đến Ông Sư Vãi Bán Khoai là ý nói vì lòng từ bi và bản nguyện rộng lớn, nên Ngài phải luân chuyển độ đời mãi mãi, chẳng hạn như Ông Sư Vãi Bán Khoai trước kia, cũng là một hóa thân của Ngài để tùy duyên độ chúng. Trong Giảng Mười Một hồi có câu:
“Thương Ông Sư Vãi nhọc nhằn,
Sau thân chẳng biết mấy thân dưới trần”.
Tóm lược Lời Kể của Ô. Nguyễn Văn Hầu: Vào khoảng năm Tân Sửu (1901) và Nhâm Dần (1902), có một người đàn ông có hình dạng nhỏ bé ốm yếu như người đàn bà, trước ngực thường mang một cái yếm, xa trông giống hệt như một cô vãi, đi bán khoai ở vùng Bảy Núi và kênh Vĩnh Tế để tùy cơ khuyến thiện người đời. Lại nữa, ông trị bịnh cứu đời hay dùng vải áo, vải khăn của mình mà cho, nhân thế người ta đặt cho ông cái biệt danh là Sư Vãi hay Sư Vãi Bán Khoai...
Ngoài tài chữa bệnh, ông còn giỏi võ nghệ. Sư Vãi Bán Khoai có đến Cù lao Ông Chưởng (Chợ Mới, An Giang) một lần, và sau đó trở về núi Cấm. Ông vân du dạy đời như thế khoảng hai năm (1901-1902), rồi mất dạng.
POTATO PEDDLER PAGODA KEEPING MONK:
The word 'vãi' in the title 'Sư Vãi Bán Khoai' connotates a female Buddhist who helped out in taking care of the property of a pagoda such as cleaning or other maintenance tasks. If it is a man, the word 'Sãi' is used. In this case, as the old Potato Peddler looks slim, the former word is preferred. In a broader social context, 'vãi' has appeared in colloquialisms. It normally means something is not seriously done or spoken. Thus, 'sư vãi' could be translated to 'Pagoda Keeping Monk'.
He was named My, but his surname, date and place of birth, have not been clear to anyone; one only saw him frequenting the Vinh Te area (Chau Doc). The reason for this naming “Sư Vãi” is that he has a slim body which makes him look like a mature age nun from afar, and also that he often treated the ailing people with his shirt and scarve fabric. On the other hand, he usually sculled and announced peddling potatoes along the Vinh Te River, so they specially called him "Potato Peddler Monk".
Even though he was slim, he had a great martial art skill. When he lived at Vinh Gia, one day he held in his hand a scimitar going chopping lepironia articulata in the field. Suddenly, he heard a human noise and a tiger roar nearby, then he ran there with a scimatar, when he saw Mr Manh, his neighbor, using his martiat art skill to hold tight the tiger's limbs, and carried it straight up by his head. But because the animal was too strong, Manh could not throw it down nor dared release it. The monk jumped in, leaped up very high and, with a shout, chopped down a very vigorous hit, cutting the tiger into two halves, but Manh remained safe and sane. A strange thing that happened is each time he chanted sutra, he used a piece of wood to knock on it, making it sound as if it came from a bamboo tocsin.
In about the Metal Ox (1901) and the Water Tiger (1902), he appreared in the Vinh Te canal, disguised as a commoner sculling a boat peddling potatoes. He travelled all the Seven Mountain area, calling on the worldlings to wake up and practice.
He passed down a piece of work titled "Oracle for the worldling" (consisting of 11 episodes) whose contents are to urge the worldling to do good and avoid doing evil, while predicting a lot of terrible happenings at the Lower Age's Latter Days. He only appeared within the Vinh Te area between 1901 and 1902, then he disappeared since; people recited his verses:
"When the Potato Peddler Monk appeared, in Vinh Te Canal everyone didn't recognize him: I did not know how to hold a scale, as an ignorant rustic old man".
In 1939, Lord the Prophet of Hoa Hao Buddhism descended and once related to the Yellow Monk who brought the Oracle of 11 episodes to the Hoa Hao Foundation Temple, intending to test the former. Lord the Prophet immediately recited this Book by heart for the Yellow Monk to check word by word. Thus, the latter was bewilded, knelt down and said before the Lord, asking where he was from.
Lord the Prophet then said "The Oracle for the Worldling" was by Potato Peddler Monk, the Buddha Master of the Western Peace's avatar (nirmāṇakāya). About 37 years ago, for his love of the sentient beings in predicament, he had reincarnated as a potato peddler, to urge people to practice, to escape from the apocalypse by the Closing Dharma's latter days.
Today in the Vol I of the Oracles, Lord Master invoked The Potato Peddler Monk to imply that, for His compassion and great vow that He must transmigrate and salvage the world. For example, the former Potato Peddler Monk is one of His previous avatars who serve the masses depending on their peculiar circumnstances. In the Oracle of 11 Episodes, there is a pair of verses:
"I'm moved by the Pagoda Keeping Monk toiling,
How many avatars has He offered to the earthling?"
In Prof. Nguyen Van Hau's summary: Around the Metal Ox (1901) and Water Tiger (1902), there was a man with a small, slim, stature, which looks exacly like a mature age woman, wearing on the chest a bodice.
He has once gone through Ong Chuong Islet (Cho Moi, An Giang), then went back to Mt Forbidden (Núi Cấm). He meandered to exhort the world between 1901 to 1902, then disappeared without a trace.