KHUYẾN THIỆN
Lời khuyến-thiện của ông “VÔ DANH CƯ-SĨ”
Đây là quyển thứ năm mà Đức Thầy đã viết năm 1941 tại Chợ Quán (756 câu).
EXHORTATION
BY “ANONYMOUS LAY PRACTICER.
This is the 5th Volume of the Oracles which Lord Master wrote in 1941 at Cho Quan (756 lines)
Băng tâm ngẫu hứng thừa nhàn,
Theo đòi nghiên-bút luận bàn tục, Tiên.
Ta là cư-sĩ canh điền,
Lo nghề cày cuốc cũng chuyên tu hành.
Xa nơi tranh-đấu lợi-danh,
Giữ lòng thanh-tịnh tánh lành trau-tria.
Gắng công trì niệm sớm khuya,
Thân tuy còn tục tâm lìa cõi mê.
Chí toan gieo giống Bồ-Đề,
Kiếm người lương thiện dắt về Tây-phang. [10]
Dạy khuyên những kẻ ngỗ-ngang,
Biết câu Lục-tự gìn đàng Tứ-ân.
Ở trần xử trọn nghĩa-nhân,
Quyết làm tôi Phật gởi thân Liên-Đài.
Cầu cho mối Đạo hoằng-khai,
Cầu cho trăm họ Bồng-Lai được gần.
Sớm về cõi Phật an-thân,
Kẻo kiếp phong-trần dày gió dạn sương.
Phật-đài phưởng-phất mùi hương,
Cúi đầu đảnh lễ cậy nương đức mầu. [20]
Từ-bi oai-lực nhiệm sâu,
Độ con thoát chốn ưu-sầu trần-ai.
Nam-mô Thích-Ca Như-Lai,
Ta-Bà Giáo-Chủ xin Ngài chứng-minh.
Dưới đây lược tả sách kinh,
Cho trong nam nữ hữu tình thì coi.
Lời lành của Phật truyền roi,
Đọc qua suy nghiệm xét soi chánh tà. [28]
THI
Tiếng kệ từ-bi quá diệu-trầm,
Diệt lòng tham vọng diệt thinh-âm.
Trần-gian say-đắm theo màu-sắc,
Tịnh-độ giác-thuyền trị dục-tâm.
Phải rõ nghiệp-duyên trần cấu tạo,
Nghe rành chánh-pháp thoát tà-dâm.
Phù-sanh nhược mộng đời lao khổ,
Tỉnh trí tu thân khỏi lạc lầm.
***
Hào-quang chư Phật rọi mười phương,
Đạo pháp xem qua chớ gọi thường.
Chuyên-chú nghĩ suy từ nét dấu,
Cố công gìn giữ tánh thuần-lương.
KỆ
Lòng quảng ái xót thương nhân chủng,
Buổi lố-lăng Phật-Giáo suy đồi. [30]
Kẻ tu hành ai nỡ yên ngồi,
Mà sớm kệ chiều kinh thong thả.
Mình đã gặp con thuyền Bát-Nhã,
Có lý nào ích-kỷ tu thân?
Phật-Tổ xưa còn ở nơi trần,
Ngài gắng sức ra công hoằng-hóa.
Nền Đại-Đạo lưu thông khắp cả,
Bực tiên hiền đều trọng Phật-gia.
Rèn dân bằng giáo-thuyết bình-hòa,
Giống bác-ái gieo sâu vô tận. [40]
Sau nhằm buổi phong-trào tân-tấn,
Đua chen theo vật-chất văn-minh.
Nên ít người khảo xét kệ-kinh,
Được dắt chúng hữu-tình thoát khổ.
Thêm còn bị lắm phen dông-tố,
Lời tà-sư ngoại-đạo gieo vào.
Cho nhơn-sanh trong dạ núng-nao,
Chẳng gìn chặt gương xưa mạnh mẽ.
Dùng thế-lực dùng nhiều mánh-khoé,
Cám-dỗ người đặng có khiến sai. [50]
Chúng nằm không hưởng của hoạnh tài,
Để khốn-khổ mặc ai trối kệ.
Mắt thấy rõ những điều tồi-tệ,
Tai thường nghe lắm giọng ru người.
Thêm thời này thế kỷ hai mươi,
Cố xô sệp thần (thánh) quyền cho hết.
Người nhẹ dạ nghe qua mê-mết,
Rằng: nên dùng sức mạnh cạnh-tranh.
Được lợi-quyền lại được vang danh,
Bài-xích kẻ tu hành tác phước. [60]
Làn sóng ấy nhiều người đón rước,
Dục dân tâm sôi-nổi tràn-trề.
Cổ tục nhà phỉ-báng khinh-chê,
Cho tôn-giáo là mùi thuốc phiện.
Ai nếm vào ắt là phải nghiện,
Chẳng còn lo trang võ đấu chinh.
Lấy sắc-thân dẹp nỗi bất-bình,
Bỏ đức-tính của câu nhơn-quả.
Dầu ai có bền gan sắt-đá,
Cũng động lòng trước cảnh ngửa-nghiêng. [70]
Đạo diệu-mầu gặp lúc truân-chuyên,
Phận môn đệ phải lo vun quén.
Tằm sức nhỏ còn làm nên kén,
Người không lo có thẹn hay chăng?
Cả tiếng kêu cùng khắp chư tăng,
Với tín-nữ thiện-nam Phật-Giáo.
Nên cố-gắng trau thân gìn Đạo,
Hiệp cùng nhau truyền-bá kinh lành.
Làm cho đời hiểu rõ thinh-danh,
Công-đức Phật từ-bi vô lượng. [80]
Đồng dẹp bớt âm-thinh sắc-tướng,
Lo chấn-hưng Phật-Pháp mới là.
Nói cho đời hiểu Phật Thích-Ca,
Lòng tự giác xả thân tầm Đạo.
Ta cũng chẳng hoàn-toàn thông-thạo,
Nhưng phân cùng bổn-đạo xa gần.
Có một điều già trẻ ân-cần,
Là phải biết nguyên-nhân Phật-Giáo.
Hồi thế-kỷ khoảng trong thứ sáu,
Trước kỷ-nguyên tây-lịch thời xưa. [90]
Pháp Giáo chưa biệt-lập tam thừa,
Thuở Trung-Quốc nhà Châu Chiêu-Đế.
Bên Ấn-Độ thành Ca-Tỳ-La-Vệ,
Có đức vua Tịnh-Phạn nhơn từ.
Khắp thần dân lạc nghiệp an-cư,
Trên chúa thẳng tôi ngay phò tá.
Đức Hoàng-Hậu Ma-Da phong-nhã,
Sắc đẹp dường ngọc thốt hoa cười.
Một hôm kia vẻ mặt vui tươi,
Đến trước bệ tâu cùng thánh thượng. [100]
In leisure and pure mind, we improvise,
Humbly addressing Laity and Paradise.
We are a lay practicer working the land,
Self-cultivating while being an peasant.
Far removed from fame and profit rivalry,
We practice mental purity and virtuousity.
From dawn to dusk we focus on right recital,
Though our body is lay, we are spiritual.
Propagating the seeds of Bodhi tree is our goal,
To the Western Land we fetch the honest people.
We urge those who are wayward and unruly,
To recite Six Words and keep Four Duties.
While living in the world, you must be righteous,
Be a Buddha servant and take refuge in Lotus.
Pray for the Tao to spread far and wide,
And for all to ascend the Paradise.
Early to settle down on the Buddha haven,
Lest their worldly lives should be weather-beaten.
A fluttering scent spirals from the shrine,
We kowtow for blessing from the Divine.
Deep compassion and mystical power,
Help us escape from the earthly disaster.
Namo Shakyamuni Suchness Buddha,
Please bear witness, the Sa-Ba World’s Master.
The following is our scripture outline,
For interested men and women to put in mind.
Buddha’s wholesome word should circulate on,
Read it over to ponder if it is right or wrong.
POEM
The compassion stanzas are so awe-inspiring,
It eliminates one's desires and sound clinging.
The world drowns in its appearances.
The Pureland Boat of Insights controls desires.
You must grasp the impure nature of Karma,
To avoid evil lust, understand the true Dharma.
Life is too short like a dream that is drudgery,
Be sharp-minded to prevent duplicity.
***
Buddhas’ haloes shine in ten directions,
Don’t take lightly dharmic instructions.
Reflect on each single symbol and figure,
Do your best to maintain your pure nature.
ODE:
We embrace mankind with compassion,
Buddhism declines at the immoral recession.
How can a Buddhist sit back watching,
At dawn and dusk, idly in sutra reciting?
Fortunately we have met the Boat of Insight.
How can we selfishly cultivate our mind?
When the Patriarch Bhudda stayed in this world,
He made a great effort to propagate His Word.
His Great Tao circulated across all corners.
The Brahmins all respected Buddhist scholars.
He taught people peace-loving philosophy,
And sowed the seeds of a boundless empathy.
Later on came the era of modernisation,
One vied for the material civilisation.
Thus few are interested in scriptural studies,
To lead the sentient beings from their miseries.
Besides, the world suffers various tumults,
Heretics proliferate their deviant cults.
This has so much shaken people’ confidence,
In the values they have upheld with valiance.
One resorts to influence and ruses,
They seduce and subject others to abuses.
They've done nothing but acquire a fast, big gain,
Regardless of who suffers great pain.
Our eyes have clearly seen improprieties,
Our ears have often heard lulling voices.
The twentieth century now takes over,
That tries to topple all spiritual powers.
The lighthearted are addict thereto once hearing,
That the use of force should be prevailing,
To gain interest, position, power, and fame,
Besmearing benevolent practicers’ names.
These movements are welcome to many people,
As they instigate masses to rise up and bubble.
They deride their own traditional customs,
Labelling religions as the smells of opium.
Whoever tastes it must become addicted,
Will lose their mettle and fighting spirit.
All disputes are solved with physical body,
Without considering the law of causality .
Even though the minds of many are rock solid,
They could not help being highly agitated.
When the Sublime Tao faces erosion,
Its disciples must commit to its promotion.
Small silkworms can build their cocoons,
How can the carefree human not feel shameful?
We appeal to all the members of the sangha,
With the male and female adherents to Buddha.
Strive for self-cultivation and faithfulness,
Propagate the Scriptures in togetherness.
Foster the understanding of Sublime Buddha,
His Merit of loving kindness beyond border.
Eliminate sensory phenomena,
Concern yourself with restoring the great Dharma.
Shakyamuni Buddha must be well known,
For a perilous search for the Tao on his own.
With this story, we are not entirely familiar,
But we share it with our fellows near and far.
For one thing, the old and young should know,
The origin of Buddhism we are about to show.
From the sixth century began the story,
Before the ancient era of Christianity,
Buddhism has not yet distinguished its three yanas,
Under the Year of Zhou Zhao Di in China,
In the Kapilavastu City of India,
There was the Merciful King of Śuddhodana.
His masses lived in peace and prosperity,
The King and his subjects were of integrity.
Queen Maya was graceful and gentle,
Her beauty like spring flowers and pearl.
The other day, the air on her face was merry,
She went bowing and speaking to the Majesty.