ÔNG HỒN-QUYÊN (Ở SÀI-GÒN) VÀO CHIẾN-KHU PHỎNG-VẤN ĐỨC HUỲNH GIÁO-CHỦ

MR. HON QUYEN (IN SAIGON) INTERVIEWED LORD MASTER HUYNH AT THE GUERRILA BASE

Vấn: Ông có thể cho chúng tôi biết về tổ-chức quân-sự và hành-chánh trong đoàn-thể của ông chăng?

Đáp: Tôi không thể nói cho ông rõ tất cả những chi-tiết của sự tổ-chức ấy. Nhưng về đại-cương tôi có thể nói rằng cách chừng 6 tháng nay, những chiến-sĩ trong hàng ngũ của tôi, khi họ nghe tôi còn sống, họ bắt đầu tập họp lại thành những bộ-đội kháng- chiến ở khắp các tỉnh miền Tây. Tuy không trực-tiếp liên-lạc với Chánh-Phủ Trung-Ương nhưng họ cũng lấy tên là Vệ-Quốc Đoàn để tỏ rằng lúc nào họ cũng theo sự hướng-đạo của Chánh-Phủ mà tranh-đấu. Từ nay về sau các bộ-đội ấy liên-lạc trực-tiếp với các khu-trưởng trong vùng của họ để nối hệ-thống thành đạo quân chánh-qui của nước Việt-Nam. Về hành-chánh chúng tôi không có tổ-chức nào riêng biệt. Chỉ có những tổ-chức để ủng-hộ cuộc kháng-chiến trong các làng-mạc. Hiện thời chúng tôi đã ra chỉ-dụ cho các tổ-chức ấy phải xem xét chương-trình tổ-chức chung của Chánh-Phủ để sáp nhập vào các cơ-quan chánh-thức của Chánh-Phủ.

Vấn: Chúng tôi nghe nói hình như ở Hậu-Giang còn vài cuộc rắc-rối do tín-đồ ông gây ra. Có phải vậy không?

Đáp: Từ trước tới nay, tôi đã nghe rất nhiều lời phê bình của một số đồng-bào về những hành-động vô ý-thức của một nhóm tín-đồ tôi. Hôm nay nhơn-dịp gặp ông, tôi xin thanh-minh và đính- chánh về những lời đồn-đãi đó. Tôi quả quyết với ông rằng: Tất cả tín-đồ có học-thức và những người hiểu biết được rõ-ràng một vài phần trong giáo-lý chơn-chánh của đạo Phật thì trong thời đã qua họ đã thiệt hành được lời dạy bảo của Đức Phật là lấy lòng nhơn hậu mà đối-đãi với sự thù-oán mặc dầu trong đó họ bị đau khổ nhiều. Còn riêng về những cuộc xô-xát vừa qua là do sự phẫn-uất của một nhóm võ-sĩ mà tôi đã kết nạp vào hàng ngũ Bảo-An Đội, bởi vì cửa Phật luôn luôn mở rộng cho bất cứ một chúng-sanh nào muốn trở về với Đạo mà tôi thấy họ rất cần-thiết cho phong-trào tranh đấu để giải-phóng dân-tộc.

Hiện nay, nếu quả thật như lời ông, còn một vài cuộc rắc-rối là do những bọn bất lương, mà trong tất cả thời loạn nào cũng có, mượn danh nghĩa của ông Trần-Văn-Soái tự là Năm-Lửa để bóc-lột lương-dân. Nhưng chính ông Năm-Lửa đang nỗ-lực tiễu-trừ bọn ấy và cũng đang phải đối-phó với những bọn phản-động trong hàng ngũ binh-đội Pháp, sau ngày 30-10, ở một vài nơi còn tiếp-tục khủng bố chúng tôi và dân-chúng, như 16 người trong hàng ngũ chúng tôi bị bắn và đánh chết trong lúc ban đêm tại Lấp-Vò chẳng hạn. Còn toàn thể đều tuân theo lịnh ngưng-chiến theo tinh-thần của Thỏa-Hiệp-Án 14-9.

Vấn: Vậy sau khi ông tham-chánh tình-hình tín-đồ của ông ở Hậu-giang thế nào?

Đáp: Một năm qua, tôi mất hẳn liên-lạc trong sáu tháng đầu. Từ tháng hai, khi tôi có vài liên-lạc gián tiếp thì những xung-đột dữ-dội ngừng dứt rõ-rệt. Tuy vậy, không tránh khỏi vài sự xung- đột nhỏ giữa hai bên. Nó có tính-cách cá-nhơn hơn là tính-cách toàn-thể như trước, vì tôi và những người cấp trên Việt-Minh không gặp-gỡ nhau nên những huấn-lịnh nghiêm-trị của một bên không được hiệu-lực toàn-vẹn. Theo những báo-cáo mấy hôm nay thì sau khi tôi tham-chánh, quần-chúng của tôi bắt đầu có một sự tín-nhiệm ở nơi sự hiệp-tác giữa đôi bên và sự tham-chánh của tôi cáo-chung những tuyên-truyền láo-khoét, phao-vu từ trước tới giờ. Những sự tuyên-truyền đó đã làm cho toàn-thể bị tủi nhục.

Vấn: Trong việc tham-chánh, ông có đại-biểu-cho một chánh đảng nào không?

Đáp: Về dĩ-vãng, sự hoạt-động của tôi xuất phát trong địa- phận Phật-Giáo và kết nạp được hơn triệu tín-đồ. Thể theo tinh- thần đại đoàn-kết của toàn dân, tôi thay mặt cho đám quần chúng đó mà tham-gia hành-chánh về mặt tinh-thần. Nhưng trong sự hoạt-động để kiến-thiết quốc-gia về mặt chánh-trị thì tôi sẽ là đại- biểu cho chánh đảng nào có một chương-trình dân-chủ xã-hội.

Vấn:  Như vậy xin ông cho biết lý-tưởng chánh-trị của ông có liên-quan với giáo-lý nhà Phật không?

Đáp: Theo sự nhận-xét của tôi về giáo-lý nhà Phật do nơi Đức Thích-Ca Mâu-Ni Phật đã khai-sáng lấy Chủ-nghĩa từ-bi bác-ái đại-đồng đối với tất cả chúng-sanh làm nòng cốt thì tôi nhận Ngài là một nhà cách-mạng triệt-để về tư-tưởng; vì những câu « Nhứt thiết chúng-sanh giai hữu Phật-tánh » và « Phật cũng đồng nhứt thể bình-đẳng với chúng-sanh » đã có những sự bình-đẳng về thể- tánh như thế mà chúng-sanh còn không bằng được Đức Phật là do nơi trình-độ giác-ngộ của họ không đồng-đều, chớ không phải họ không tiến-hóa ngang hàng với chư Phật được. Nếu trong cõi nhơn-gian nầy còn có chúng-sanh tiền-tiến áp-bức những chúng-sanh lạc-hậu thì là một việc trái hẳn với những giáo-lý chơn-chánh ấy. Giáo-lý đó, Đức Thích-Ca Mâu-Ni không áp-dụng được một cách thiết-thực trong đời của Ngài là do nơi hoàn cảnh xã-hội của Ấn-Độ xưa không thuận-tiện. Thế nên Ngài chỉ phát-dương cái tinh-thần đó mà thôi. Ngày nay, trình-độ tiến-hóa của nhơn-loại đã tới một mực khả-quan, đồng thời với tiến-bộ về khoa-học thì ta có thể thực-hành giáo-lý ấy để thiệt-hiện một xã-hội công-bằng và nhơn-đạo. Thế nên với cái tâm hồn bác-ái, từ-bi mà tôi đã hấp-thụ, tôi sẽ điều-hòa với phương-pháp tổ-chức xã-hội mới, để phụng-sự một cách thiết-thực đồng-bào và nhơn-loại.

Vấn: Trước khi từ giã, xin ông cho biết đời sống ở bưng-biền có ảnh-hưởng chi tới sự hành Đạo của ông chăng?

Đáp: Với sự hành Đạo của tôi cảnh sống nào tôi cũng có thể sống được. Cái hành Đạo đúng theo ý-tưởng xác-thực của nó là làm thế nào phát-hiện được những đức tánh cao cả và thực-hành trên thiệt-tế bằng mọi biện-pháp để đem lại cái phước-lợi cho toàn thể chúng-sanh thì đó là sự thỏa-mãn trong đời hành Đạo của mình, chớ những sự tùy-tiện về vật-chất đối với tôi, không có nghĩa lý gì hết.

(Trích lục báo « NAM-KỲ » ngày 29-11-1946)

Question: Can you please tell us about the military and political apparatuses within your organisation?

Answer: I can’t tell you about the apparatuses in great details. However, in general, I can say that, about six months ago, the fighters under my command, when they heard me still alive, formed themselves into resistance squadrons across the Western provinces. Though I could not directly report to the Central Government, they took the name of National Guard Squadrons to demonstrate that they always fight under the Government’s direction. From now on, these squadrons directly relate to the commandants of their respective combat zones to network into the regular national army of Vietnam. Administratively, we do not have any separate organisation. We only have village-based organisations to support the resistance. Currently we have issued a directive for them to consider the Government’s common programs for organisations to integrate with its official structure.

Q: We heard that Hau Giang seems to have had some troubles caused by your followers. Is it correct?

A: From the past to now, I’ve heard many criticisms from a few compatriots on the insensible acts of a number of my followers. Today I have the chance to meet you, I’d like to clarify and rectify these rumours. I strongly ascertain with you: All the followers who are educated and knowledgeable about the veracious tenets of Buddhism have, in the past, faithfully observed Buddha’s teachings and compassionately treat rancors even though, under such circumstances, they have to suffer a lot. As for the recent skirmishes, they were caused by a few militia men whom I had recruited for the Security Guard contingents, because the Buddhist school is always open to any sentient being who wants to return to Tao and whom I find necessary for the resistance movement for national liberation.

At the present, if what you said is true, some troubles have arisen from muggers who exist for any period of turmoil. The latter, in the name of Mr. Tran Van Soai, alias Nam Lua, extorted genuine people. To the contrary, it is Mr. Nam Lua who was exerting himself to eliminate them while dealing with reactionaries among French troops, after 30 October, who continue terrorising us and people in certain areas. For example, sixteen of our people have been gunned down or beaten to death in Lap Vo at night. Otherwise, our people have abided by the armistice under the Treaty of 14 September.

Q: So what happens to your followers in Hau Giang after you participated in politics?

A: Over one year, I’ve lost contact with them in the first six months. From February, when I had a few indirect contacts, fierce skirmishes clearly ceased. Despite this, minor skirmishes were unavoidable between the two sides. They were personal rather than organisational as before. It is because I and the superiors of the Viet Minh have not met up, therefore one side’s instructions on severe punishment couldn’t be entirely effective. In recent reports, after my political participation, my people began to have confidence in our bilateral collaboration and my participation puts an end to the pre-existing toxic, slanderous propaganda. These have been a shame on the whole of our organisation.

Q: Do you stand as the representative of a political party when you participate in politics?

A: In the past, my activities originated from within the Buddhist domain and my followers amounted to more than a million. In response to the call for national unity, I represent this mass to participate in politics from a spiritual perspective. But, in the political process of national reconstruction, I shall be the representive of any political party in pursuit of social democrat objectives.

Q: Thus, can you please tell us about whether your political ideals relate to Buddhist principles?

A: According to my understanding of the Dharma by Lord Sakyiamuni Buddha, based on its core values as compassion and cosmpolitanism toward all sentient beings, I recognize Him as a radical revolutionary in thought; it is because of the sentences “The sentient beings all have Buddhahood” and “ Buddha and all sentient beings are equal in substance”. Whereas both the parties have already possessed this equality in substance, the sentient beings are yet inferior to Buddha. It is because they do not have the same degree of enlightenment, rather than the latter beibg unsble to reach the same stage of evolution as Buddha. If, on this planet, there are still the more advanced sentient beings suppressing the less advanced ones, this act is contrary to that veracious principle. That this tenet could not be realistically applied by Lord Sakyamuni Buddha during His era is its inappropriateness in the then social condition of India. Therefore, He could only promote that spirit. Today, when mankind has reached a rather good level and, with scientific progresses, we can implement a fairer and more humane society. In this sense, with loving kindness and magnanimity which I have absorbed, I will reconcile these with the new principles of social organisation, in order to realistically serve my compatriots and humanity.

Q: Thus, before saying goodbye, can you please tell us if your life in the guerrila base has affected your practice of Tao?

A: Under whatever circumstance I can live on with my method of Tao practice. The practice, in an authentic sense, is to manifest one’s noble qualities and to realise the wellbeing of all sentient beings by any possible measure, that is a satisfaction in my Tao-practicing life. Material comfort means nothing to me.

(Excerpt from the “NAM-KY” on the 29th of November 1945)

unsplash