Luận Về Bát Chánh Đạo

Trừ xong ba nghiệp chướng, hãy làm theo tám điều chánh và sau khi diệt được thập ác rồi, tự nhiên mười điều lành hiện ra: như thế ta đã đi thêm được một bước trên con đường Đạo hạnh. Những sự tấn bộ ấy không có nghĩa là đạt được mục đích. Thế nên, cần phải hành luôn Đạo Bát Chánh tiếp theo, vì đó là quyển kinh nhựt tụng của những ai muốn thoát chốn mê đồ, tấn triển trên đường giải thoát.

Bát Chánh Đạo gồm có:

1. Chánh kiến

2. Chánh tư duy

3. Chánh nghiệp

4. Chánh tin tấn

5. Chánh mạng

6. Chánh ngữ

7. Chánh niệm

8. Chánh định.

1. CHÁNH KIẾN: Chánh: đúng sự thật.

Kiến: thấy, xem xét. Chánh kiến: dòm thấy, xem đúng theo sự thật. Phàm con người thường hay bị bản ngã lôi cuốn trí mờ ám làm cho sai chạy ít nhiều sự thật. Khi vì thiếu sự sáng suốt, khi vì tư thù, khi vì lợi kỷ, khiến cho con người không biết đường ngay nẻo thẳng nên sự phán đoán không công bình chánh đáng làm cho kẻ khác chịu oan tình.

Vì thế mục Chánh Kiến dạy ta phải đem hết trí năng truy cứu các sự rắc rối, cẩn thận xem xét tránh sự lạc lầm trong khi phê đoán bất cứ việc gì, dầu của mình hay của kẻ khác. Sự quan sát cực điểm, cách xét đoán tận tường, tránh cho ta những tà kiến (sự xem xét lầm lạc) sai chạy, khiến ta dẹp bản ngã đã làm cho trí tuệ mịt mờ u ám, giúp cho ta hiểu biết rõ ràng, minh bạch, cách phán đoán được ngay thẳng công bình. Chẳng thế, nó còn giúp cho ta hiểu biết các điều tục lụy trong trần, biết được lẽ nhiệm mầu tôn giáo khiến ta xua đuổi các điều tà mị, bỏ các sự say mê, trở về với đạo lý, thoát đọa hồng trần. Nó tránh cho ta tất cả những sự giả dối và nhờ thế, nên ta khỏi bị lạc lầm trong khi hành Đạo.

2. CHÁNH TƯ DUY: Tư tưởng chân chánh.

Sanh ở trong trần con người thường hay bị các thị dục cám dỗ: lợi danh, quyền tước, nghĩa vợ tình chồng... cái tư tưởng đã rù quến tâm trí mãi mãi quay cuồng vào những sự ấy, không thế nào thoát ly ra được. Ấy về phần tà. Phần chánh dạy rằng: tâm cần phải bình, tánh cần phải tịnh, giữ tư tưởng cho thanh cao, trí rán tìm cái Chân lý, Chân lý ấy là cái Đạo của mình đối với nhân loại, của mình đối với Trời Phật, của mình đối với mình. Vì thế, hãy đặt tư tưởng mình vào công cuộc tìm phương cứu giúp sanh linh trong vòng trầm luân oan nghiệt. Hãy tin tưởng Phật Trời và cầu nguyện đấng Thiêng liêng ban bố phước lành cho nhân chúng. Hãy tìm con đường giải thoát cho mình bằng cách lạc Đạo an bần, xả thân tu tỉnh.

3. CHÁNH NGHIỆP: Việc làm chánh đáng ngay thẳng.

Đối với kẻ xuất gia đầu Phật, ngoài những lúc tham thiền nhập định, những khi trì tụng kinh hành, những khi đọc kinh viết sách, những lúc công quả cho nhà Thiền, chẳng có làm việc chi có thể tạo thành ác nghiệp cả.

Những kẻ tại gia cư sĩ, trái lại, còn cần phải lo kế sinh nhai, mưu cuộc sống còn; kẻ buôn tảo bán tần, người việc này việc nọ, tóm lại cũng vì xác thân mà ra cả. Tuy nhiên, dầu đời sống của họ có bị sự sinh nhai chi phối, song cái chi phối ấy khác hẳn với kẻ gian tà đạo tặc, chẳng có làm việc gì xảo trá bất nhân. Trong cuộc mưu cầu cho lẽ sống, họ cũng nguyện bỏ những nghề nghiệp gây tai hại cho con người: nuôi điếm, bán á phiện, buôn rượu, đầu cơ, cho vay cắt cổ v.v...

Đành rằng những người buôn bán ấy không có ép buộc bạn hàng, song tại có họ làm các nghề nghiệp ấy, con người mới bị hư hỏng, trụy lạc, hoang đàng, trà đình tửu điếm... Họ là đồng lõa mà phạm nhân là những kẻ nghiện ngập say sưa.

Thế nên mục Chánh Nghiệp răn cấm chúng ta làm các nghề ấy.

Kẻ tại gia cư sĩ cũng chẳng sát hại vô cớ các sanh vật, hoặc không đánh đập chém đâm ai có thể gây ra nhiều điều tội lỗi.

4. CHÁNH TIN TẤN: Tín ngưỡng chân chánh và lướt tới.

Phái vô thần luận thường cho rằng thân xác tức con người. Thân còn tức người còn, thân mất là người mất. Không có Thánh, Thần, Trời, Phật; không quả báo luân hồi; cũng chẳng có tội, có phước, có vía, có hồn. Đời là thân xác con người, sống là tranh đấu, mạnh được yếu thua. Thế nên biết bao nhiêu mánh khóe gian hùng, bao nhiêu ngón điêu ngoa xảo trá, bao nhiêu tàn bạo ngược ngang đều được đem ra dùng cả thảy. Vì vậy, mục Chánh Tin Tấn này khuyên hãy rán giữ đức tin cho mạnh mẽ. Dầu các thị dục có lớn lao thế mấy, dầu cho có sức lực gì cám dỗ hay bức bách bỏ lòng tín ngưỡng Phật Trời đặng theo việc khác, các sự ấy cũng chẳng thể lôi kéo được.

Và ta luôn luôn phải nhớ đến công cuộc cứu vớt quần sanh thoát nơi khổ hải của Đức Thế Tôn, phải nhớ rằng sanh linh đang chìm đắm trong bể hồng trần, rằng ngày giờ nào còn có kẻ trong chúng sanh chịu khổ thì ta cũng phải khổ vì họ vậy, rằng ta có cái bổn phận giác ngộ trần gian, bỏ những oan trái luân hồi cay nghiệt. Muốn thế trước hết phải tìm phương tự giác, nhắm cảnh Niết Bàn tấn tới; quyết chí tu thân đắc thành Đạo quả hầu dìu dắt bá tánh thập phương xa miền tục lụy. Người bỏ hết các sự rầu buồn, các điều tà vạy, dẹp lục căn lục trần, và rán làm cho tinh thần được thêm sáng suốt, rèn luyện các đức tánh cho thiện mỹ: yên tịnh, hỉ lạc, nghiêm trang, quyết gắng công phu, một lòng bước tới Niết Bàn đặng quyết có tế độ chúng sanh thoát khỏi luân hồi quả báo.

5. CHÁNH MẠNG: Sanh mạng chân chánh, trong sạch.

Ở đời, người ta hay lấy xác thân mình làm gốc và hay quí trọng săn sóc nó. Ấy cũng do lục căn mà ra: nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý. Mắt ưa xem sắc đẹp, tai ưa nghe tiếng hay, mũi ưa ngửi hương thơm, lưỡi ưa đồ ngon béo, thân ưa sự sung sướng, ý ưa chức phận cao.

Người ta tìm đủ phương thế bổ dưỡng thân xác mình, làm cho trí tuệ càng ngày càng thêm mờ ám, ngu đần, không còn lo lắng đến sự tiêu diệt. Thế nên, hãy xa lánh những điều làm tinh thần bị đen tối; bỏ hết đài các xa hoa, thân mình tự chủ để tìm chỗ bất diệt bất sanh; thiền định đặt làm thể, trí tuệ đặt làm mạng, linh hồn nhập Liên hoa, siêu sanh vào cõi Niết Bàn.

6. CHÁNH NGỮ: Lời nói chơn thật. Lục căn làm cho con người nhiễm lục trần.

Vì muốn nuôi dưỡng xác thân nên mới sanh ra các điều ham hố là nguồn cội các tội lỗi. Trong những tội lỗi ấy, cũng có nghiệp chướng của miệng lưỡi: lưỡng thiệt (làm cho thiên hạ bất hòa nhau); ỷ ngôn (lời chưởi mắng kẻ dưới tay); ác khẩu (tiếng độc ác tục tằn, chưởi rủa Thần Thánh); vọng ngữ (nói láo, nói huyễn hoặc).

Hãy tập lời nói mình cho chân chánh, đúng với sự thật; hãy bỏ hết những xảo ngôn tráo chác, những tiếng thô lỗ cộc cằn, phàm những khi bàn luận việc chi, phải nói lời tỏ tường ngay thẳng. Đối với kẻ dưới bề trên, lời nói phải cho hiền lương đức hạnh, và những sự khuyên dạy chỉ bảo kẻ khác làm theo lẽ phải đều có ích lợi cho chúng sanh và đều hạp với tinh thần đạo đức.

7. CHÁNH NIỆM: Ghi nhớ sự chân chánh.

Còn cũng tưởng, mất cũng tưởng, có cũng tưởng, không cũng tưởng, thành cũng tưởng, bại cũng tưởng, thương cũng tưởng, ghét cũng tưởng. Thất tình lục dục bắt buộc con người phải phí biết bao nhiêu tâm cơ, bao nhiêu trí não phụng sự nó. Danh lợi, cảm tình, uy quyền, phú quí... được hằng ngày ghi nhớ. Vì thế con người mãi mãi lăn lộn trong sáu đường, không thoát khỏi vòng sanh tử.

Để thoát chỗ luân hồi bỏ cuộc đời lầm than hoạn họa, hãy rán tưởng niệm phương pháp hành đạo, bỏ các điều phù phiếm, ghi nhớ công lao Đức Phật đối với quần sanh, bia tạc vào lòng những điều Phật giáo. Phải nhớ rằng xác thân do tứ đại (đất, nước, lửa, khí) tạo thành và sớm muộn gì nó cũng sẽ bị tan rã. Đặng vậy, ta mới bỏ được các sự xúc động, các mối dục tình, tránh điều khổ lụy do nó gây nên.

8. CHÁNH ĐỊNH: Suy gẫm chân chánh.

Con người thường hay có những ý định làm cho mình được sáng thêm lên, được giàu thêm lên, được sung sướng thêm lên... nghĩa là những ý định hoàn toàn nhỏ-nhen thấp thỏi. Họ không hiểu rằng cuộc đời là giả tạm, nay vầy mai khác, thân thế lạc luân, của cải gia tài như đám phù vân trước gió, nước bọt, mây bèo. Những cái Sanh, cái Bịnh, cái Lão, cái Tử được đặt lên cuộc đời của người này rồi đến người khác... rồi đến người khác nữa, nghĩa là tất cả nhân loại không thiếu sót một ai. Thế mà, họ vẫn cuống cuồng tâm trí theo bã lợi danh, mùi phú quí, đi theo những vặt vụn tiểu ti eo hẹp. Họ không chịu hiểu rằng, ngoài kiếp phù du của trần thế, có cái gì không di không dịch, vĩnh viễn trường tồn.

Nếu lấy sự Thiền định phá tan màn u minh che phủ, thì thấy rằng ở cảnh ấy con người sẽ hết buồn, hết khổ, hết quả báo luân hồi. Và khi ta dùng sự Chánh Định dẹp bỏ hết các sự phiền não rầu buồn, phá tan các làn sóng thị dục lôi kéo vào những nẻo tà, tâm ta chẳng còn xao động, trí ta tỏ rạng như trăng rằm, một màu sáng suốt không nhiễm ô cảnh ngoại, dứt tuyệt hết phàm trần, lần bước đi đến cõi Giải thoát.

Noble Eightfold Path

After removing three Karmic impediments, follow The Noble Eightfold Path. Once Ten Evils are destroyed, Ten Goods automatically appear: thus, we have made a step forward morally. However, this progress does not mean we have reached our objective. In this sense, practicing the Noble Eightfold  Path is necessary because it is one of the daily recited sutras for anyone interested in escaping from the wrong path but advancing on the deliverance path.

The Noble Eightfold Path consists of:

1. Right View

2. Right Thought

3. Right Livelihood

4. Right Effort

5. Right Action

6. Right Speech

7. Right Mindfulness

8. Right Concentration

1.-RIGHT VIEW: Right is conforming to Truth. To View is seeing, observing. The

Right View is seeing or observing things as they are. Unfortunately, humans tend to let their egos be carried away and aberrant. Sometimes, they do not know what their right path is because of their ignorance, hostility, and self-interest. Therefore their judgment is so bigotted as to cause others to suffer from injustice. In this sense, the Right View teaches us to investigate any problem thoroughly to avoid any mistaken judgment, whether ours or others. The thorough observation and consideration shall prevent our Wrong View (misjudgment), deviation, that helps us discard our ego conducive to blurring our insight, but to make a fair decision.

It also helps us understand worldly entanglements, religious miracles, chase away perversions, and temptations, return to morality, and freedom from the drudgery world. Finally, it enables us to avoid all the fallacies whence we shall not get lost in practice.

2.-RIGHT THOUGHT: the morally right thought.

Born to the world, humans are prone to temptations, e.g., self-interest, power, and marital obligations. Our minds always whirl with these things which hold us captive. This is on our wrong part.

On our right part, we are taught that our mind must be peaceful, our character must be tranquil, we must keep our thought noble, and our intellet seek out the Truth. This Truth is our Tao toward mankind, toward the Supreme and toward ourselves. Thus, let our thoughts engage in the search for the way to salvage the living from their dreadful cycle of rebirth. Believe in the Supreme and pray for the Divine to bless mankind. Seek to liberalize ourselves by leading a frugal, fully mindful existence .

3.-RIGHT LIVELIHOOD: The honest, legitimate way to earn a living.

For Buddhist votaries, among their meditation sessions, sutra reciting and steady pacing, reading sutras, writing books, and volunteering in temples, nothing could lead them to create bad karma at all.

On the contrary, home practicers are occupied with making a living and struggle for survival; some are busy trading, others doing this or that, but for the sake of their bodies. However, even though their existences are permeated by their livelihood, they are very different from the thieves and tricksters in that their acts are not fraudulent and inhumane. In making a reasonable living, they also vow to give up on illegal careers: prostitution, drug and alcohol trafficking, speculation, cut-throat loans, etc.

Even though these traders do not pressurize their customers, the fact that they do these businesses would prompt the human being to be spoiled, depraved, and debauched. They are accomplices to the criminals who are addicts and drunkards.

Therefore, the Right Livelihood forbids us from taking these careers.

The home practicer must not kill animals for no reason, nor must they beat or stab anyone, possibly committing several sins.

4.-RIGHT EFFORT: going ahead with the right faith.

Atheism often holds that the human body is human itself. As the body appears or disappears, so will the human with it. There are no Saints, Deities, Almighty God, and Buddha; no consequences nor cycle of rebirth; neither sins nor merits, neither spirit nor soul. Life is the human body; living is fighting. The strong wins and the weaker loses. Thus, there are so many deceptions, ruses and tricks, ruthlessness and injustices, and the like, which are all resorted to.

In this sense, the Right Effort advises us to keep our faith being always vigorous. No matter how strong temptations are, and how forceful our desires are, we will not abandon our beliefs in the Supreme and to follow others, and we shall not give in. And we must always remember the Blessed One’s world salvage mission, must always remember that the sentient beings are drowning in the worldly sea, that, as long as anyone among the former is still suffering, we must also suffer for them, that we have the obligation to enlighten the worldly and to eliminate the bitterness of the cycle of rebirth.

Doing so, we must first seek the way to enlighten ourselves, advance toward the Nirvana, resolve to achieve the Tao enlightenment to guide the worldly from their troublesome realm. Eradicate any depression, wickedness, the attachment of our Six Sense Organs to Six Sense Objects, and strive to sharpen our minds, and cultivate our virtues to perfection: tranquility, happiness, seriousness, resoluteness, determination to step toward the Nirvana to liberate the sentient beings from the consequential cycle of rebirth.

5.-RIGHT ACTION: the action that is correct and pure.

People tend to take their bodies for the core of their lives, which they adore and care of. This originates from the Six Sense Organs: Eyes, Ears, Nose, Tongue, Body, and Thought. The eyes love to see the form, the ears the good sound, the nose the perfume, the tongue the delicious foods, the body the comfort, and the thought the fame and high positions.

People seek different ways to nurture their bodies, thus making their minds increasingly obscure, dumb, and no longer concerned over their demise.

Therefore, avoid what would obscure our mind, all kinds of luxury, so we can gain self-mastery and seek immortality. Take meditation for core, acumen for life, the soul entering the Lotus and ascending to Nirvana.

6.-RIGHT SPEECH: the speech that is right.

The Six-Sense Organs make humans infatuated with Six-Sense Objects.

As are interested in nurturing their bodies, humans develop their cravings as sources of sins, among which the karma of the tongue exists: double-tongued, slanderous (causing disharmony among people), scolding (scolding one’s inferiors; cruel speech (using obscenities, cursing Deities); and telling a lie (forging stories).

Practice a genuine, truthful, speech. Eliminate lies, misleading, rude and harsh speeches. In any discussion, you should speak with transparency and honesty. Toward your superiors or inferiors, use a decent language, and advise others to do the right thing beneficial to the living and by morality.

7.-RIGHT MINDFULNESS:

Humans tend to think of what exists and what does not when they win and lose, whom they love and hate. Seven Sentiments and Six Desires force humans to waste so much mental and physical energy to serve them. Fame and wealth, shared emotion, power, affluence, etc., are daily memorized. Therefore, humans always struggle within the Six-Path cycle of rebirth, which they cannot escape.

To escape from the above, that is, reincarnations and miserable, disastrous lives, try to contemplate practicing methods, abandon ephemera and, instead, memorize Lord Buddha’s merits toward the sentient beings, and engrave Buddhist principles. Remember that our bodies are made of Four Elements (Earth, Water, Fire, and Wind) and sooner or later, they will be decomposed. Having done so, we can surrender our various emotions and desires and avoid their associated misfortunes.

8.-RIGHT CONCENTRATION: Contemplation that is right.

Humans often intend to polish themselves up, to enrich themselves, to increase their wealth, etc., that is, they have entirely puny and base intentions. They do not understand that their lives are impermanent, variable from day to day, transient and displaceable, and their wealth is like clouds before winds, and foams on waves. The Births, Diseases, Agings, and Deaths, are imposed on one person after another and so forth, that is, upon all without exception. However, they are crazy about pursuing vain glory and ephemeral opulence, in a narrow-minded manner, without knowing that nothing on earth is permanent and immutable.

If meditation is used to destroy their mental umbrage, they can see that, beyond this, they will no longer be depressed, nor do they suffer karmic reincarnation. And when we use the Right Concentration to get rid of all kinds of depression and all desires that drown us in wickedness, our minds will no longer be agitated, then it will be illuminated like the full moon of the Lunar Month, that is, it is crystal clear as it is not contaminated by its external environment, pure of worldly things, and we progress toward Deliverance.

unsplash