Khùng Điên

Sở dĩ Ngài đề bút hiệu Điên Khùng là có hai lý do đặc biệt:

1/- Vì muốn đánh lạc hướng người Pháp, để họ thấy Ngài là một ông Đạo: điên điên, khùng khùng, có tánh cách nửa hư nửa thật, chữa bịnh hơi giống các phù thủy, nên lúc đầu Pháp coi thường Ngài, để Ngài yên tâm sáng tác Sấm Giảng hoàn thành công tác khai Đạo.

2/- Vì muốn đối nghịch lại với những người ra đời hay xưng mình là khôn lanh, nhưng cái khôn lanh ấy chỉ để lừa dân thủ lợi. Còn Ngài Điên mà biết thương dân mến nước, biết đem đạo mầu cứu vớt sanh linh. Và: “Khùng huyền cơ Khùng Đạo Thích Ca”


“Đến trung tuần tháng tám ta cùng Đức Thầy mới tá hiệu Khùng Điên…”(Bài Sứ Mạng).

Ông Điên cũng có hiệu là Ngọc Thanh mà Ngọc Thanh là đạo hiệu của ông Cử Đa. Muốn xác minh điều nầy cần phải hiểu qua cuộc đời tầm sư học Đạo của ông Cử.

        Ông tên thật là Nguyễn Đa, quê ở làng Phù Cát, huyện Bình Khê, tỉnh Qui Nhơn, vì thi đỗ Cử Nhân (Võ Cử) nên người đời gọi ông là Cử Đa. Từ khi ông Cử thi đỗ thì cánh chim bằng không ngớt tung bay đây đó để mưu cuộc hộ quốc tỳ dân, khi thì Ngài đến phía Bắc miền Trung, khi thì vào Thuộc Nhiêu miền Nam, nhưng đi đến đâu ông cũng gặp nhiều trở ngại. Sau rốt bước chân giang hồ của ông mới dừng lại tại miền Thất Sơn. Khi ông đến đây chính là lúc ông Nguyễn Trung Trực thất trận ở miền Đông lui về ẩn náu tại Hòn Chông, (Kiên Giang, 1862-1866). Ông Cử nhận thấy nước nhà gặp hồi đen tối, không còn cách nào hơn là tìm nơi ẩn danh tu tỉnh.

Trong giảng Tà Lơn, Ông đã thốt:

 “Hiếu trung hai chữ phượng thờ,

Lâm tòng dưỡng tánh đặng nhờ tấm thân”.

Khắp các ngọn núi trong vùng Thất sơn đều có dấu chơn của ông lui tới. Cuộc đời tu tỉnh của ông gặp nhiều gian truân khổ hải, bởi quân Pháp theo dõi, khủng bố đủ cách, ông phải thoạt đó, thoạt đây ẩn tránh.

Sau rốt, ông Cử từ Phú Quốc vượt biển về Giang Thành rồi lên núi Tà Lơn. Ở đây, ông được Minh Sư (chơn linh Đức Phật Thầy) cơ truyền Phật pháp và đặt cho đạo hiệu là Ngọc Thanh. Trong giảng Tà Lơn, ông Cử đã nói rõ:

 “Hắc y đổi lại cà sa,

Cải tên đặt lại hiệu là Ngọc Thanh”.

       

Trong Sấm Giảng Q.3, Đức Thầy đã viết:

“Phong trần tâm đã rời ra,

Ngọc Thanh là hiệu ai mà dám tranh”.


  Thêm một bằng chứng là Đức Thầy đi núi Tà Lơn, Ngài có dắt ông Biện Đài theo. Ông tò mò xem cách thờ phượng nơi đây, đều đúng nghi thức của Đức Phật Thầy dạy mỗi bàn chỉ thờ bức trần điều (đỏ) chớ không có tượng cốt gì hết. Và trong câu chuyện đàm thoại, Đức Thầy có trả lời với ông lão ấy rằng:“ Đường nầy tôi đã có đi rồi trong tiền kiếp”.


Thiện Tâm Chú Giải Sám Giảng

Mad and Crazy

Lord Master and disciples call themselves Mad and Crazy for several reasons:

1/-His Lordship intended to divert the French intelligence agency's attention away from His proselyting activities so that they would think that He was a mere Moralist who looks eccentric,  

2.- Such styling is apposed to the laypeople's propensity to show off that they are smart, but this smartness is to deceive their populace.  However, the Master said He is Crazy yet knows how to love His people and country, helping the sentient beings with His Tao. And "Mad is mystery-driven and a disciple of Shakyamuni.

"In Mid August, I and Master adopt the style of Mad and Crazy... (Mission Statement).

Mr. Crazy has a style name Ngoc Thanh, who actually is the nickname of Cu Da, literally Mr. Bachelor Đa.  For the sake of clarity in this matter, it is necessary to understand Mr. Bachelor Cu's quest for enlightenment.


His real name is Nguyễn Đa, native to the Phu Cat village, Binh Khe township, Qui Nhon province, called Bachelor (Vo Cu) because he passed the Bachelor's exam.  Since he became an academic, he roamed here and there in a quest for a country-saving strategy.  At times, he came to the Northern Centre of Vietnam, at times, he entered the colonial Cochinchina.  Wherever he went, he faced many hurdles. Finally, he stopped his journey at the Seven Mountains.   When he arrived here, it is also the time Sir Nguyen Trung Truc lost his battle in the Eastern region and retreated at the Chong islet (Kien Giang, 162-1866).  Mr. Bachelor found his country helpless, and in an impasse, thus he went hiding and practicing.

In his Bokor Oracle, He wrote:

"Loyalty and filial piety are two of my canon,

Nurturing my character would keep me going on."

Across the Seven Mountain range, He has left His footprints.  His practicing life faces many tribulations because French troops were tracking Him, terrorizing Him by all means. He had to be. always on the move.


Eventually, Mr. Bachelor crossed the strait of Phu Quoc for Giang Thanh, then Bokor mountain. Here, he met his Bright Master (Lord Master Tay An's spirit) who taught him Buddhism and styled him Ngoc Thanh.  In his Oracle, he wrote:

"The black cloth turns into the Casa,

My style name is changed to Ngoc Thanh."


In Volume III of the Oracles


"I am far removed from the lay world,

Ngoc Thanh, my style name, is unrivaled"

For another proof, Lord Master went to Bokor when He took Mr. Bien Dai with Hime.   The latter was curious to know how one worships here and affirmed that all the formalities match what Lord Master Buddha had taught.  He taught using the Red Exhibit for the Buddha altar, without any statues.  In a dialogue, He responded to this old man: "In my previous life, I have already gone through."


Thien TamOraclle explanatory notes





unsplash