LỜI HAY, Ý ĐẸP Trong Thi Ca THỜI XƯA

Nguồn Gốc và Ý Nghĩa ban đầu của Bốn Chữ "Tửu, Sắc, Tài, Khí"

Hán Nôm:   酒色财气

Tô Đông Pha, nhà đại văn hào Bắc Tống, một hôm đến thăm người bạn thân, là nhà sư tên Phật Ấn, đang tu tại chùa Đại Tướng Quốc. Đó cũng chính là lúc nhà sư rời chùa. Tô Đông Pha ở lại trong phòng thiền. Ông bổng thấy một bài thơ có tên của Phật Ấn trên tường. Bài thơ như vầy:

Ai cũng ẩn mình trong bốn bức tường của rượu, sắc dục, tài của và sân hận. Nếu ai có thể nhảy ra khỏi vòng tròn đó, không sống đến 100 tuổi thì cũng được xem là thọ rồi. "

Đọc xong, Tô Đông Pha có ý khác, ông cầm bút lên và họa lại một bài thơ bên cạnh bài của Phật Ấn. Ông viết:

"Uống rượu không say là đáng bậc anh hùng, gần sắc dục mà không mê đắm, bạn sẽ là người khôn ngoan; thấy của cải không minh chánh không lấy. Nếu bạn có bực tức, mà không giận đến mất bình tỉnh."

Sau khi hoàn tác bài thơ, Tô Đông Pha rời đi vào ngày hôm sau.

Một ngày khác, vua Tống Thần Tông Triệu Húc, cùng với Thượng Thư Vương An Thạch, có đến thăm Đại Tướng Quốc Tự. Họ đã xem các bài thơ của Phật Ấn và Tô Đông Pha và thấy khá thú vị. Thần Tông nói với Vương An Thạch: "Này Ái Khanh, tại sao ngài không đáp lại bằng một bài thơ?" Vốn đa tài, ông liền nhận lệnh, dùng bút lông vẩy mực viết:

"Không có rượu, thì không có lễ độ; không có dục vọng thì đường cụt ngắn, người thưa thớt; không có của cải, người không hứng thú và làm việc chăm chỉ, không nóng giận, thì đất nước thiếu sức sống ”.

Tống Thần Tông đã đánh giá rất cao bài thơ và, sẳn cảm hứng, ngài cũng viết riêng cho mình. Ông viết:

"Rượu trợ lực cho các nghi lễ và âm nhạc, do đó làm bình ổn xã hội; sắc dục có giáo hóa sẽ giúp sinh vật sinh sôi và tôn trọng tam tòng tứ đức; sự giàu có kích thích tính tự túc và thịnh vượng; khí chất không lưu thông, thì Thái Cực không sinh Âm Dương."

Đây là một số các bài thơ dí dỏm về rượu, sắc dục, tài lộc và khí. Do vị trí và tính cách của các thi nhân khác nhau, nên bốn thứ rượu, sắc dục, tài lộc và khí, lại có chỗ không tương đồng, nên cũng có những đánh giá hoàn toàn khác nhau. Bài thơ của hoà thượng Phật Ấn nói về sự giác ngộ về tính không của Phật giáo, và chủ trương cách ly hoàn toàn khỏi rượu, sắc dục, của cải và khí, và từ bỏ cõi thế gian là ý niệm về con đường siêu thoát thế gian của Phật giáo và phương pháp đạt được hiền triết.

Bài thơ của Tô Đông Pha nhấn mạnh rằng chìa khóa để đối phó với rượu, sắc dục, tài lộc và khí là nắm được con đường đến trung dung. Xét về khía cạnh tu dưỡng bản thân của Nho giáo, đó cũng thuộc về con đường dẫn đến sự hiền triết nội tại. Khi Vương An Thạch và Tống Thần Tông nói về tác động tích cực của rượu, sắc dục, tài lộc và khí đối với đất nước, họ đã khẳng định có những yếu tố tích cực trong rượu, sắc dục, tài lộc và khí.

Một là tầm nhìn của người có đức độ và hai là sự cung cách của nhà vua. Tất cả đều thuộc cung cách của nhà vua. Đây là sự khác biệt về nhận thức và khác biệt về tình cảm, nên một người, một cách, chân chính và không lừa dối bản ngã của chính mình. Do đó, mọi thứ đều không đúng cũng không sai, ngoại trừ chúng ta nhìn sự việc từ góc độ nào, do đó kết quả cảm nhận cũng khác nhau!

(Hồng Hồng tập biên)

Lời bàn: Xem trên thì Tửu Sắc Tài Khí ở trình độ nhân sinh quan khác nhau thì có cách giải thích khác nhau, nhưng đối với người tu hành thì phải tuyệt đối không để vướng vào bất cứ điều nào trong các điều trên. Nguyên nhân chính là các vách trên đều có chất nghiện làm cho người ta một khi buớc vào thì dễ bị đam mê và sa ngã, và càng lúc càng xa rời chân lý và đánh mất nhân cách. Người mê nghiện thì dễ lầm đường lạc lối, và dễ sanh ra các thói hư tật xấu khác.

Tuy nhiên, để quân bình, việc Đức Thầy khuyên người tu không nên dùng rượu cũng không hoàn toàn như trường hợp dùng rượu lễ, nhưng đừng lạm dụng để chè chén say sưa. Còn việc chăn gối vợ chồng thì đó là nhu cầu của con người cần tiếp nối dòng giống, chứ không phải lạm dụng tình dục để làm tiêu hao sức khoẻ, có khi còn bệnh hoạn. Còn chuyện tạo tác của cải để mưu sinh là điều cần thiết để thoả mãn nhu cầu hằng ngày và giúp đỡ cho người xung quanh, đều thuộc vào chánh nghiệp. Khác với việc làm ăn chơn chính, cờ bạc, đầu cơ tích trử, là điều nên tránh.

Cuối cùng, chữ khí đuợc diễn dịch tùy theo nghĩa khí là tính khí nóng giận hay là khí anh hùng. Trong nghĩa tích cực, thì khí là cần thiết để con người có óc cầu tiến, và lòng tự trọng. Ngược lại, khi chí chất con người không quân bình thì cái nóng giận đó sinh ra những ân oán, giang hồ, vay trả, trả vay, thì đó là điều nên tránh. Người có tánh tự ti thái quá cũng không bình thường cũng như tính tự tôn thái quá. Đỉnh cao của nó là sự sân nộ đưa đến chỗ dùng bạo lực để giải quyết mọi chuyện. Ngoài ra khí cũng có nghĩa là hút sách, nghiện ngập, cũng thường gây ra nhiều tệ nạn xã hội như trộm đạo, bệnh hoạn, v.v. Nhưng phần này thì không được nói đến, mà chỉ quan trọng đến tánh khí nhiều hơn.

“Chữ khí hùng khuyên chớ có ham,

Mà lao-lý tấm thân trần thế.”

Sám Giảng, Quyển Tư, tr.207 .

BEAUTY OF OLD POETRY

Source and Meaning of Four Words "Wine, Lust, Asset and Anger"

Su Dongpo, a great writer of the Northern Song Dynasty, visited a good friend of his, a Buddhist monk practicing at Daxiangguo Temple. It was on the time the monk left his house. Su Dongpo stayed in the meditation room. He accidentally saw a poem by Fo Yin’s name on a wall. The poem said:

"Everyone hides in the four walls of wine, lust, wealth and anger. Whoever can jump out of the circle could be deemed to have enjoyed longevity even if they did not reach the age of one hundred."

After reading it, Su Dongpo had other thoughts, so he picked up his pen and attached a poem beside the Fo Yin's one. He wrote thus:

"You are a hero if you drink without getting drunk; if you have lust without drowning in it, you’ll be a wise person; if you can be offered an asset, you decline it knowing it is unjust. If you're angry, you don't burst into fury."

After finishing the poem, Su Dongpo left the next day.

Another day, Song Shenzong Zhao Xu (xū), accompanied by his Minister Wang Anshi, paid a visit to the Daxiangguo Temple. They saw the Fo Yin and Su Dongpo’s poems and found it quite interesting. Shenzong said to Wang Anshi:

"My Minister, why don’t you respond with a poem?" Multiskilled as he was, he immediately took the order and, waving the ink with a brush, wrote:

"Without wine, there is no etiquette; without lust, roads are short, people scarce; without wealth, people don't get excited and work hard, without anger, a country lacks vitality."

Song Shenzong greatly acclaimed the poem and, so inspired, he also wrote one for himself. He wrote:

"Wine facilitate rituals and music, thus pacifying the society; well-educated lust produces creatures and respect for three main-stays and five constant virtues; wealth causes self-sufficiency and prosperity; if qi (anger) is stagnant, Tai-Ji freezes ying and Yang elements."

This is a group of witty poems about wine, lust, wealth and qi. Because of the different positions and patterns of the poets, the four things of the same wine, lust, wealth and qi have completely different evaluations. Monk Fo Yin's poem talks about the enlightenment of the emptiness of Buddhism, and advocates complete isolation from wine, lust, wealth and qi, and renunciation of the world is the idea of Buddhism's worldly transcending way and sagesse-obtaining method.

Su Dongpo's poem emphasizes that the key to dealing with wine, lust, wealth and qi is to maintain middle path or moderation. From aperspective of Confucian self-cultivation, it also belongs to the avenue to inner sagesse. When Wang Anshi and Song Shenzong talked about the positive effects of wine, lust, wealth and qi on the country, they affirmed the positive factors contained in wine, lust, wealth and qi.

One is the vision of the virtuous and the other is the allure of the king. All belong to the ways of the king. This is the difference in cognition and difference in feelings, so one person, one way, genuine and not self-deceiving. Therefore, everything is neither right nor wrong, until one draws on a perspective, hence the result is different!

(Edited by Hong hong)

Discussion: Looking at the above, there are different explanations for Jiu Se Cai Qi (pinyin of mandarin ) at different levels of human perspective, but for a cultivator, they must absolutely not get entangled in any of the above. The main reason is that the walls have an addictive substance that makes one easy to fall in love once entering, and to move further and further away from the truth and balance of body and mind. People once addicted are easy to go astray, and susceptable to other bad habits.

In Oracle Vol 6, Lord Master taught that the use of alcohol is not completely forbidden as is the case with the ceremonial wine, where you must not let yourself get drunk. As for the husband and wife sex, it is their need for self-preservation and generational continuum, not just to gratify their sexual desires. As for the creation of wealth to earn a living, it is necessary, if not indispensable, to meet daily needs for oneself and help people around. This belong to the Right Livelihood and 

Unlike the Right Livelihood, gambling, hoarding, speculation, is something that should be avoided. Finally, the word ‘qi’ can be interpreted as heroism which often is manifested by grandiloquence. In a positive sense, “qi” is necessary for people to have the will to evolve, progress, and self-esteem. However, if a person is not balanced, he would easily burst into rancour, resentment, caught in a cycle of vendetta, and this is to be avoided.

It is not good for people to have excessive self-esteem as well as excessive complex of inferiority. It normally culminates in self-blaming and, and resorting to violence to solve any personal problem. In addition, qi also means opinium smoking, substance abuse, and often causes many social evils such as theft, robbery. But this qi only focuses on uncontrollable temperament.

“Heroism is not commendable,

It easily invites a personal trouble.”

Oracle, Vol 4, page 207

unsplash