Đức Thầy Bữu Sơn tức là Đức Phật Thầy Tây An, khai sáng Đạo Bữu Sơn Kỳ Hương, tiền thân của vị Giáo Chủ Phật Giáo Hòa Hảo, húy danh là Huỳnh Phú Sổ.
Ngài chính danh là Đoàn-Minh-Huyên, Đạo-hiệu Giác-Linh. Ngài sanh vào ngày rằm tháng 10 năm Đinh-Mão (1807), Ngài dùng chùa Tây-An ở núi Sam (Châu-Đốc) làm nơi thuyết-giáo và cư ngụ. Ngài viên tịch vào ngày 12 tháng 8 năm Bính-Thìn (1856) tại chùa Tây-An, nơi hiện giờ phần mộ của Ngài tọa lạc. Vì vậy, người trong đạo cũng như ngoài đời đều xưng-tụng Ngài là Đức Phật-Thầy Tây-An.
Ngài đã khai-thị pháp-môn Học Phật Tu Nhân mà các vị chuyển kiếp của Ngài đã tiếp-nối xiển-minh. Theo sử-liệu, Đức Phật-Thầy đã bốn lần chuyển kiếp để tùy cơ hóa-độ chúngsanh, thứ tự theo thời gian, là các vị:
1- Đức Phật Trùm ở núi Sà-Lón, quận Tri Tôn, Châu Đốc;
2- Đức Bổn-Sư ở núi Tượng;
3- Ông Sư Vãi Bán Khoai ở Cao- Miên;
4- Đức Huỳnh Giáo-Chủ ở làng Hòa-Hảo, quận Tân-Châu.
Đức Đoàn Minh Huyên là người ở vùng Cái Tàu Thượng, thuộc làng Tòng Sơn, tổng An Thạnh, huyện Vĩnh An, phủ Tân Thành, tỉnh An Giang; đến thời Pháp thuộc đổi thành làng Tòng Sơn và sau đó là làng Mỹ An Hưng thuộc tổng An Thạnh Thượng, quận Châu Thành, tỉnh Sa Đéc (nay thuộc xã Mỹ An Hưng A, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp).
Năm 1849, ở Nam Kỳ, xảy ra vụ mất mùa và đại dịch, kéo dài đến 1850, đã làm dân chúng rơi vào cảnh lầm than, khổ đau cùng cực và chết chóc tràn lan. Trong hoàn cảnh ấy, ngài Đoàn Minh Huyên từ Tòng Sơn vào Trà Bư (nay thuộc ấp An Thái, xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang), rồi đến vùng Kiến Thạnh (xưa thuộc làng Long Kiến; nay thuộc xã Long Giang, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang), cư ngụ ở cốc ngài đạo Kiến, ra tài độ bệnh cho dân. Sau này, để tưởng nhớ đến ngài, nơi đây cũng lập một kiểng chùa gọi là Tây An Cỗ Tự.
Từ chỗ rất nhiều người được chữa khỏi, ngài thành công dìu dắt được nhiều người nghe theo những điều dạy khuyên của ông để tu hành. Người tin theo ông ngày một đông, nên cũng vào năm ấy (1849), ông đã khai sáng một nền ̣đạo gọi là Bửu Sơn Kỳ Hương, với tôn chỉ và phương pháp hành đạo rất đơn giản.
Nghe ông chữa bệnh bằng nước nước lã, bông tươi sau khi cầu nguyện Ơn Trên, đồng thời giảng đạo, quan tỉnh An Giang nghi ngài là gian đạo sĩ, hoạt động chính trị nên bắt giam, nhưng xét không có bằng chứng để kết tội, nên thả tự do cho ngài. Tuy nhiên, quan tỉnh buộc ngài phải quy y theo đạo phật (Tông Phái Lâm Tế) và tu tại chùa Tây An, nằm bên chân núi Sam (Châu Đốc). Từ đó, ngài được người dân tin phục xưng tụng là Phật Thầy Tây An.
Mặc dù bị quan triều giới hạn nơi cư trú, song ông vẫn thường thấy đi lại khắp miền sông Hậu, phổ biến giáo lý Tứ Ân, đồng thời cùng dân nghèo mở chiến dịch khai hoang, lập ấp, dần dần hình thành bốn khu dinh điền khá qui mô, gồm có Đồng Tháp Mười (Đồng Tháp), Thới Sơn (Tịnh Biên), Láng Linh và Cái Dầu (đều thuộc Châu Phú).
Phật Thầy Tây An viên tịch ngày 10 tháng 9 năm 1856, hưởng thọ 49 tuổi. Hiện mộ phần của ngài nằm ở phía sau chùa Tây An (Châu Đốc), không đấp nấm theo lời căn của ngài.
Ngài có nhiều đệ tử tài giỏi, đạo hạnh như Đức Cố Quản (Trần Văn Thành), Tăng Chủ (Bùi Đình Thân), Đạo Xuyến (Nguyễn Văn Xuyến), Đạo Lập (Phạm Thái Chung), Đạo Thắng (Nguyễn Văn Thắng) v.v.
Lord Master Buu Son means Buddha Master of Tay An ̣(Western Peace), a founder of THE RELIGION called Buu Son Ky Huong, predecessor of the Hoa Hao Buddhist Patriarch, alias Huynh Phu So.
His birth name is Doan-Minh-Huyen, styled Giac-Linh. He was born on the 15th of October, 1807. He used the Tay-An pagoda at Mt. Sam (Chau-Doc) as a place to preach and live. Thus the masses acclaimed Him as the Western Peace Master Buddha.
He introduced the Humanistic Buddhism. It means studying Buddhism and Practice it with People, which his succeeding transmigrations have continued to demonstrate. According to records, He has transmigrated four times depending on the conditions of the world and the following are those who succeeded Him:
1- Phat Trum in Mt Sa-Lon, Luong Phi Hamlet, Tri-Ton Township;
2- Rev Monk (Đức Bổn Sư) at Nui Tương ̣(Mt. Elephant);
3- Mr. Su Vai Ban Khoai (Rev. Potato Peddler) in Cambodia;
4- Lord Master Huynh, founder of Phat Giao Hoa Hao, Tan-Chau district.
Doan Minh Huyen is from Cai Tau Thuong area, of Tong Son village, An Thanh canton, Vinh An township, Tan Thanh district, An Giang province; during the French colonial period, it changed to Tong Son village and then My An Hung village of An Thanh Thuong canton, Chau Thanh district, Sa Dec province (now My An Hung A commune, Lap Vo township, Dong Thap province).
In 1849, in Cochinchina, there was a crop failure and a pandemic, which lasted until 1850, causing people to fall into abject misery and rampant death. In that situation, Doan Minh Huyen moved from Tong Son to Tra Bu (now An Thai hamlet, Hoi An village, Cho Moi township, An Giang province), then to Kien Thanh area (formerly Long Kien village, now Long Giang village, Cho Moi township, An Giang province), and resided at Elder Đạo Kien's cottage, using his talent to treat diseases for people.
As his treatment has proven highly effective and rescued many people, it turns out that many patients and their relatives follow his advice. Seeing that his followers grew into greater numbers every day, in 1849 he founded a religion called Buu Son Ky Huong, translated to Jewel Mountains and Strange Perfume, with simple precepts and practice.
Hearing his treatment of diseases with offering fresh water and flowers and, at the same time, preaching, the Ang Giang prefecture leader suspected him as a rebel monk, therefore he had him arrested and imprisoned but, given no evidence to convict him, he released him. However, Mr Doan was forced to take refuge in Buddhism (Lam Te school 臨濟宗) and practiced at the pagoda of Western Peace.
Even though he had a officially designated residence, he was often seen travelling across the Lower Mekong River, propagating the Four Great Debts of Gratitude while campaigning for the indigent to build up four large farm sites, that consist of Dong Thap Muoi (Dong Thap), Thoi Son )Tinh Bien, Lang Linh and Cai Dau (all in Chau Phu District).
Buddha Master of the Western Peace passed away on September 10, 1856, at the age of 49. Currently, his grave is behind Tay An pagoda (Chau Doc), without a mound raised atop as instructed by the Master.
He had many talented and virtuous disciples, such as Duc Co Quan (Tran Van Thanh), Tang Chủ (Bùi Đình Thân), Đạo Xuyến (Nguyễn Văn Xuyến), Đạo Lập (Phạm Thái Chung), Đạo Thắng (Nguyễn Văn Thắng) etc.