Theo tự điển tiếng Trung và Nhật, di tịch được viết ra là 移籍 nghĩa là chuyển đổi lý lịch, thay đổ́i tư cách hội viên khi đến hội mới, di dân, dời đổi chỗ ở.
Lý giải theo nghĩa này phù hợp với giai đoạn Đức Phật Thầy Tây An, người sáng lập đạo Bữu Sơn Kỳ Hương, tục danh là Đoàn Minh Huyên, sinh quán tại tỉnh Sa Đéc, vừa giảng đạo vừa đi đây đó chữa bịnh cứu đời, giữa lúc đại dịch hoành hành giết hại vô số người dân vùng đồng bằng sông Cữu Long. Sau cùng ông đến chùa Tây An dưới chân núi Sam để tu, nhưng không phải là do tự nguyện, nhưng vì tiếng tăm ông càng lúc càng được người dân bái phục vì chữa được nhiều bệnh ngặt nghèo bằng cách phương pháp rất đơn giản.
Nguyên nhân là nghe ông chữa bệnh bằng nước cúng (nước lã), bông cúng,...đồng thời rao giảng đạo, quan tỉnh An Giang nghi ngờ ông là gian đạo sĩ, hoạt động chính trị nên bắt giam, nhưng xét không có bằng chứng phải thả tự do cho ông. Song ông buộc phải quy y theo đạo phật (phái Lâm Tế) và tu tại chùa Tây An, dưới chân núi Sam (Châu Đốc). Từ đó, ông được người dân tin tưởng gọi tôn kính là Phật Thầy Tây An. Nói về nguồn gốc lập chùa, năm 1847, Tổng đốc An-Hà (An Giang và Hà Tiên) là Doãn Uẩn (1795-1850) vui mừng vì lập được đại công đánh đuổi được quân Xiêm La, bình định được Chân Lạp (1), nên đã cho xây dựng một ngôi chùa bằng tường gạch, nền cuốn đá xanh, mái lợp ngói; và đặt tên là Tây An tự với hàm ý trấn yên bời cõi phía Tây. Năm 1861, Hòa thượng Hoàng Ân (Nguyễn Nhất Thừa) cho trùng tu lại chính điện và hậu tổ. Năm 1958, Hòa thượng Thích Bửu Thọ (1893–1972) đứng ra vận động xây dựng mới ba ngôi cổ lầu, mặt chính và ngôi chính điện, nên chùa có diện mạo như ngày hôm nay.
Vị sư trụ trì đầu tiên là Hòa thượng Nguyễn Văn Giác (1788–1875), pháp hiệu Hải Tịnh, tu theo phái Lâm Tế, nên có người còn gọi chùa Tây An là chùa Lâm Tế. Cũng trong khoảng thời gian này (tức vào những năm 1850) ông Đoàn Minh Huyên (1807-1856), người sáng lập ra đạo Bửu Sơn Kỳ Hương (1849) đến tu tại chùa, nên chùa càng nổi tiếng. Mộ của Phật Thầy Tây An không đấp nấm, theo lời dặn của ngài. Sách Đại Nam Nhất Thống Chí viết về chùa Tây An như sau: Chùa ở địa phận thôn Vĩnh Tế, huyện Tây Xuyên, nguyên tổng đốc Doãn Uẩn cho xây dựng năm Thiệu Trị thứ 7 (1847). Chùa đứng trên núi, mặt trước trông ra tỉnh thành, phía sau dựa vào vòm núi, tiếng người vắng lặng, cổ thụ âm u, cũng là một thắng cảnh thiền lâm vậy.
Từ khi ngài đến tu tại chùa Tây An, ngài thu thập được nhiều đệ tử và cho lập nhiều trại ruộng để người quy y với ngài vừa tu thân vừa khẩn hoang sản xuất gạo lúa, biến vùng này thành nơi trù phú. Sau thời gian này, không ít các phong trào chống Tây dưới sự lãnh đạo của một số tín đồ trung kiên của ngài gây không ít khó khăn cho thực dân đồng thời đáp lại lời giáo lý 'Tứ Ân' của Đạo Bữu Sơn Kỳ Hương.
Sau khi Đoàn Minh Huyên (Phật Thầy Tây An) rời cốc ông đạo Kiến trên cù lao Ông Chưởng (xưa thuộc làng Long Kiến, nay thuộc xã Long Giang, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang) đến tu ở chùa Tây An nơi chân núi Sam; nhân dân địa phương đã tự nguyện dựng lên nơi đây một ngôi thờ Tam bảo để ghi nhớ công ơn ông. Về sau, người ta cũng gọi ngôi thờ này là Tây An cổ tự nên mới xảy ra việc trùng tên chùa.
Nguồn: Bách Khoa, Bách Độ (baike.baidu.com)
Open wikipedia (tiếng Trung và tiếng Nhật)
̣(1) Chân Lạp: Zhenla (giản thể: 真腊; phồn thể: 真臘; Hán-Việt: Chân Lạp; bính âm: Zhēnlà; Wade–Giles: Chen-la; tiếng Khmer: ចេនឡា, phát âm: Chơn La) là nhà nước của người Khmer tồn tại trong giai đoạn từ khoảng năm 550 tới năm 802 trên phần phía nam của bán đảo Đông Dương gồm cả Campuchia và một số tỉnh phía Nam của Việt Nam hiện đại.
By definition in the Chinese and Japanese dictionaries, 'di tịch' 移籍 is change membership, shift club, affiliation, relocating, emigrating, transferring.
This explanation fits in with the stage where the Buddha Master of the Western Peace, birth named Doan Minh Huyen, the founder of the Jewel Mountain and Strange Perfume, practiced his faith healing against the widespread epidemic in the South while preaching. His action attracted the attention of the An Giang prefecture magistrate, who suspected him as a political dissident in disguise as a priest. Therefore, he arrested him but finally released him for lack of evidence. After that, however, he was forced to convert to Buddhism (Lâm Tế Tông臨濟宗: pinyin: línjì-zōng/lin-chi Tsung) and confined his practice at Tay An pagoda, at the foot of Mt. Sam (Châu-Đốc). The story showed how he was revered and entitled Phật Thầy Tây-An.
For his background, in 1847, An-Ha (An Giang and Ha Tien) governor, Doan Uan (1795-1850), who was happy to have the prowess to repel the Siamese invaders and Chan Lap (1), had the local population build a pagoda with brick walls, floored with greenstones, tile roof. He named it Tay-An Tu (Western Peace Pagoda) meaning that it is a peacekeeper to the West. In 1861, Rev. Hoang An (Nguyen Nhat Thua) had its hall of assembly and altar chamber renovated. In 1958, Rev. Thich Buu Tho (1893-1972) stood as a campaigner for building three towers in front and atop the main hall, hence how it looks today.
The first superintendent was Rev Nguyen Van Giac (1788-1875), styled Hai Tinh, affiliated with Lam Te school. Thus the Tay An pagoda is called Lam Te pagoda. Also, during this period (in the 1850s), Lord Doan Minh Huyen (1807-1856), the founder of Buu Son Ky Huong (1849), came to practice at the pagoda, thus rendering it better known. However, his tombstone was not erected as he recommended. The book "Great Vietnam United Records" (Đại Nam Nhất Thống Chí) told of the Tay An pagoda: located in Vinh Te hamlet, Tay Xuyen township, the pagoda which Doan Uan had built under the Thieu Tri 7th (1847). It is on a mountainside, overlooking the town, back to the mountain, tall trees gloomy, deserving to be the meditation area.
Since he came to the Tay An Pagoda, he recruited many disciples. He had set up agrarian camps for those taking refuge with him to practice and, at the same time, produce rice, transforming this area into a prosperous one. After this time, many uprisings in succession led by his disciples caused difficulties for aggressors under the banner of 'Four Great Debts of Gratitude' of the Jewel Mountain and Strange Perfume.
Sir Doan Minh Huyen (Buddha Master of the Western Peace) quit rev. Kien on Ong Chuong islet (formerly Long Kien village, now belonging to Long Giang commune, Cho Moi, An Giang province) moved to the Tay An Pagoda at the foot of Mt. Sam. The locals voluntarily erected a Buddhist temple in his remembrance. Afterward, one also called this the Tay An Co Tu. Therefore there is an overlapping Pagoda name.
Source: Back Khoa, Bach Do (baike.baidu.com)
Open Wikipedia search terms: 移籍
(1)Chenla or Zhenla (simplified Chinese: 真腊; traditional Chinese: 真臘; Vietnamese: Chân Lạp) is the Chinese designation for the successor polity of the kingdom of Funan preceding the Khmer Empire that existed from around the late sixth to the early 9th century in Indochina. The name was still used in the 13th century by the Chinese envoy Zhou Daguan, author of The Customs of Cambodia. It appears on the Mao Kun map. However, modern historiography applies the name exclusively to the period from the late 6th to the early ninth century. It is dubious if "Chenla" ever existed as a unitary kingdom or if this is a misconception by Chinese chronologists. Most modern historians assert that "Chenla" was in fact just a series of loose and temporary confederations of principalities.