VÀI NÉT VỀ ÔNG THANH-SĨ
1. THÂN THẾ:
Ông Thanh Sĩ, tên thật là Trần Duy Nhứt, sanh năm Mậu Thìn (1928) tại Ấp Phú Thạnh, xã Phú Long, quận Châu Thành, tỉnh Sa Đéc, Nam Phần Việt Nam. Thân phụ ông Thanh Sĩ là ông Chế Văn Hương và thân mẫu là bà Trần Thị Mười. Do điều bất hạnh xẩy ra trong gia đình, ông Thanh Sĩ phải mang họ mẹ và lớn lên bên cạnh mẹ cùng với người em ruột là Trần Duy Nhì trong một hoàn cảnh nghèo khó.
Từ thuở nhỏ, ông có tính tình hiền hòa, khiêm cung, lễ độ với mọi người. Dáng ông cao ráo, mảnh khảnh, tiếng nói trong trẻo, thanh sảng. Vì hoàn cảnh khốn khó, ông Thanh Sĩ phải thôi học lúc chưa hết lớp ba trường làng. Mặc dầu không có cơ hội tới trường lớp nhiều nhưng ông có kiến thức vượt hẳn lớp người cùng thời nhờ bẩm chất thông minh, có chí tìm hiểu kinh sách và năng trau dồi đạo đức.
2. HÀNH TRẠNG VÀ QUÁ TRÌNH HOẰNG PHÁP:
Năm 1942 (Nhâm Ngọ), nhân đọc quyển Giác Mê Tâm Kệ của Đức Huỳnh Giáo Chủ, ông Thanh Sĩ thấy được con đường đạo. Vào ngày rằm tháng bảy năm đó, ông thượng ngôi Tam Bảo và tự làm lễ qui y tại nhà. Lúc đó ông vừa tròn 15 tuổi.
Năm 1943, ông lâm bệnh nặng. Trong lúc mọi người tưởng ông không qua khỏi thì bỗng nhiên ông mượn bút mực viết bài “Khải tấu cáo hoàng thiên” rồi nhờ người đặt bàn hương án cầu nguyện, đọc và đốt dùm bài này. Sau đó, tự nhiên ông khỏi bệnh.
Năm 1944 (Giáp Thân), ông Thanh Sĩ quyết chí đến diện kiến Đức Huỳnh Giáo Chủ đang ngụ tại Sài Gòn để xin qui y trực tiếp. Khi ông đến nơi thì từ trên lầu cao, Đức Huỳnh Giáo Chủ vẩy tay bảo ông hãy về vì Ngài đã hiểu ý.
Năm 1945 (Ất Dậu), sau khi Nhựt đầu hàng quân đội Đồng Minh, Mặt Trận Việt Minh bắt đầu hoạt động mạnh, gây nên cuộc xung đột đẵm máu với các tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo và tạo ra biến cố Đốc Vàng (16-4-1947) khiến Đức Huỳnh Giáo Chủ phải đột ngột ra đi. Không sống được trong vùng Việt Minh, gia đình ông Thanh Sĩ phải xuống thuyền di cư về Thánh Địa Hòa Hảo vào tháng 2 nhuần năm Đinh Hợi (1947).
Trong khoảng thời gian 1945-1947, ông Thanh Sĩ đã sáng tác nhiều thi thơ có nội dung xiển dương đạo pháp nhưng vì khói lửa chiến tranh nên bị thất lạc hết.
Năm 1948 (Mậu Tý), em ông là Trần Duy Nhì bị bệnh chết. Ngày 16-4 âm lịch năm đó, lần đầu tiên ông đăng đàn thuyết pháp ứng khẩu mở màn cho thời kỳ châu thuyết (1948-1952) qua nhiều tỉnh hạt: Châu Đốc, Long Xuyên, Cần Thơ, Sađec, Vĩnh Long, Phú Lâm (Sài Gòn), … tổng cộng trên 40 địa điểm trong một hoàn cảnh rất khó khăn của đất nước.
Năm 1952 (Nhâm Thìn), sau khi chùa Tây An Cổ Tự (Xã Long Kiến, Tổng Định Hòa, Quận Chợ Mới, Tỉnh Long Xuyên) được trùng tu xong, ông Thanh Sĩ bắt đầu thời kỳ thuyết pháp ứng khẩu định kỳ vào các ngày sóc vọng (rằm, 30 mỗi tháng) tại đó. Ông lập ra Ban Hoằng Pháp – chính ông được bầu làm Giám đốc cùng 3 giảng viên: Thiện Duyên, Thiện Ngôn, Thiện Hạnh và thư ký là ông Bùi Xuân Cứ; ông cũng lập chương trình tổ chức 3 khóa huấn luyện đạo đức (mỗi khóa 4 tháng) để đào tạo các giảng viên:
– Khóa I khai giảng vào ngày rằm tháng giêng năm Giáp Ngọ (1954) đào tạo được 22 giảng viên với danh hiệu là Khóa Hòa Hảo.
– Khóa II khai giảng tiếp sau đó và đã đào tạo được 30 giảng viên với danh hiệu là Khóa Tây An.
Trong khi Khóa III chuẩn bị tiếp tục khai giảng thì tình hình biến động nên ông đã vội xin xuất ngoại.
̣(Tiếp theo)
THANH SI'S BIOGRAPHY
1.-UPGROWING:
Mr. Thanh Sĩ is named Tran Duy Nhat, born in 1928 (Earth Dragon), at Phu Thanh hamlet, Phu Long village, Chau Thanh district, Sa Dec province, South Vietnam. His father is Che Van Huong, and his mother is Tran Thi Muoi. A misfortune happened to his family and made him carry his mother’s surname. He grew up with his mother and his younger brother Tran Duy Nhi in poverty.
Since childhood, he was well-mannered, humble, and polite toward everyone. He has a high stature, slender, and a clear and serene voice. Due to his deprivation, he must leave his school when he just completed the third year at his village. Even though he had not done a lot of schooling, he surpassed his contemporaries in knowledge due to his inborn intelligence, devoted sutra learning and moral practice.
2.- ACTIVITY AND DHARMA PROPAGATION:
In 1942 (Water Horse), after reading the Awakening (Giác Mê Tâm Kệ) by Lord Master Huynh, Mr. Thanh Sĩ found his Tao pathway. On the 15th of the lunar July, he set up the Three Jewel Altar and made a refuge-taking ceremony at home. By then he was only 15 years old.
In 1943, he fell very ill. While everyone thought he could not get over, he suddenly wrote a “Testimony to the Celestial Emperor”, and asked help from others in establishing a prayer table, reading it out and burning this writing. Afterward he naturally recuperated.
In 1944 (Wood Monkey) Mr Thanh Sĩ resolved to have an audience with Lord Master Huynh residing in Saigon to have his refuge-taking witnessed by Lord Master. When he arrived, from upstairs Lord Master waved for him to return as he was understood.
In 1945 (Wood Rooster), after Japan surrendered to the Allies, the Viet Minh Front stepped up its activities, causing bloody skirmishes with Hoa Hao Buddhists, culminating in the Doc Vang event (16 April 1947), leading Lord Master to a sudden departure. Unable to live within the Viet Minh-controlled area, Thanh Sĩ’s family must by boat migrate to the Hoa Hao Sacred Site in the Leap February of Fire Pig (1947).
Between 1945 and 1947, Mr. Thanh Sĩ composed many poems to promote the Dharma most of which had been lost to the war.
In 1948 (Earth Rat), his younger brother, Trần Duy Nhi, died of a natural cause. On the 16th of lunar April, it is the first time that he made a spontaneous presentation opening a ‘chau thuyet’ period (1948-1952) in such provinces as Chau Doc, Long Xuyen, Can Tho, Sa Dec, Vinh Long, Phu Lam (Saigon), about 40 locations under the difficult circumstances of the country).
In 1952 (Water Dragon), after the Tay An Pagoda (Long Kien village, Tong Dinh Hoa township, Cho Moi district, Long Xuyen province) had been renovated, Mr Thanh Sĩ started up therea series of lectures on Soc Vong days (Full Moon and the end of the month). He established the Dharma Propagation Commission - he was elected its Director with three lecturers: Thien Duyen, Thien Ngon, Thien Hanh and secretary Bui Xuan Cu; he also ran the program of three moral training courses (4 months each) to develop lecturers:
-Course I: opened on the 15th of January of Wood Horse (1954) 22 lecturers have completed with the title of Hoa Hao Course.
-Course II: opened right after it and 30 lecturers graduated with the title of Tay An Course.
Whereas the Course III was to open, due to an ominous upheaval, he hastily prepared to go overseas.
(continued below)
3. THỜI KỲ ĐÔNG DU:
Đầu năm 1955 (đúng ngày rằm tháng giêng năm Ất Mùi), ông Thanh Sĩ lên Sài Gòn xin phép sang Nhựt với lý do du học và nghiên cứu Phật pháp. Trước khi rời Việt Nam, ông để lại hai câu thơ như sau:
“Loạn Nam cơ Bắc khổ ai bi,
Mượn cớ Đông Du đãi lịnh kỳ.”
Cùng đi với ông có ông Thiện Hạnh (trong Ban Hoằng Pháp chùa Tây An Cổ Tự) giúp việc thông ngôn cho ông trong giai đoạn đầu. Một tháng sau, ông Thiện Hạnh về Việt Nam và ông Lâm Văn Lẹ sang thay.
Sau khi đến Nhựt, ông Thanh Sĩ cùng ông Lâm Văn Lẹ xin vào học tại Đại Học Đường Waseda. Việc này gặp phải khó khăn vì cả hai ông không có bằng tú tài và ông Thanh Sĩ còn trở ngại tiếng Nhựt. Nhờ sự can thiệp của Tòa Đại Sứ Việt Nam lúc bấy giờ, Viện Đại Học Waseda đã mở cuộc trắc nghiệm đặc biệt và xác nhận hai ông có đủ trình độ nên cho nhập học.
Khả năng ngoại ngữ của ông Thanh Sĩ phát triển phi thường; chỉ ba tháng sau, ông đã sử dụng được thông thạo tiếng Nhựt lẫn tiếng Anh. Sang năm thứ hai, ông Lâm Văn Lẹ phải về Việt Nam báo hiếu vì cha đau nặng.
Sau 4 năm, ông Thanh Sĩ tốt nghiệp bằng Cử nhân tại Waseda và được mời ở lại trường làm giảng viên. Năm đầu, ông phụ trách giảng các môn Lịch Sử, Giáo lý Phật Giáo và Triết học; năm sau, do khả năng ông phát triển nhanh, ông phụ trách thêm nhiều môn học khác như: Xã Hội học, ngôn ngữ học. Ông cũng được mời diễn giảng tại các lớp tu nghiệp cho các giáo sư của trường.
Trong suốt thời gian tại Nhựt, ngoài việc dạy học, ông Thanh Sĩ không ngừng sáng tác, thường xuyên tiếp xúc với Ủy Hội Phật Giáo Quốc Tế tại Nhựt cùng nhiều tôn giáo khác và thực hiện các công tác giáo sự quan trọng ở hải ngoại.
4. SỰ NGHIỆP GIÁO LÝ:
Kể từ năm 1948 đến cuối cuộc đời, ông Thanh Sĩ đã để lại một sự nghiệp hoằng dương đạo pháp thật to tát:
* Lúc còn ở Việt nam, mỗi buổi đăng đàn thuyết pháp ứng khẩu của ông thường kéo dài từ 2 đến 6 tiếng đồng hồ và qui tụ hằng ngàn hằng vạn người đến nghe. Sau phần thuyết giảng bằng tản văn, ông tiếp tục giảng bằng vận văn một cách siêu thoát trác tuyệt. Một số thi bài do anh em đồng đạo PGHH sưu tập hoặc tốc ký ghi được gồm trên 30 tác phẩm; trong đó, được in thành sách chia thành hai giai đoạn sau đây:
– Giai đoạn 1948-1952: gồm có các quyển: Châu Thuyết, Đám Mưa Giông, Tiếng Chuông Cảnh Tỉnh, Lời Khuyên Tu Hiền, Tỉnh Thế, Bán Dạ Đông Thiên, Cảm Xuân, Thi Lục, …
– Giai đoạn 1952-1954: gồm có các quyển; Thuyết Pháp Ứng Khẩu, Chú Nghĩa và nhiều bài đăng trong tập san Giác Tiến do Ban Hoằng Pháp chùa Tây An Cổ Tự ấn hành. * Trong thời gian tại Nhựt, dù rất đa đoan việc học hành, nghiên cứu và dạy học, ông Thanh Sĩ cũng không ngừng sáng tác nhắc nhở việc tu học cho các đồng đạo ở quê nhà.
Từ 1957 đến 1967, ông viết xong 17 tác phẩm bằng văn vần sau đây: Lời Vàng Trong Mộng, Vạn Niên Huynh Đệ, Rằm Tháng Mười, Đâu Là Phàm Thánh, Tiếng Nói Trong Hoa Sen, Hỡi Quê Nhà, Đã Chết Mà Sống, Tôi Còn Đây Mà, Tôi Không Quên, Ánh Sáng Từ bi, Đường Giải Thoát, Thần Cơ Thật Luận, Con Thuyền Đại Đạo, Đời Mạt Pháp, Là Phật Tử, Tình Đạo Phật, Đến Liên Hoa. Các quyển này đã được in và đóng chung thành tập có tên là HIỂN ĐẠO, dầy trên 1300 trang.
Ngoài ra, trên 630 lá thư được ông viết gởi về đồng bào và đồng đạo ở quê nhà để trả lời các nghi vấn về đạo pháp cũng đã được sưu tập và ấn hành thành hai quyển : Lá Thư Đông Kinh I và Lá Thư Đông Kinh II; một số băng nhựa cũng đã được ông đích thân xướng âm ghi vào và gởi về Việt Nam.
5. LẬP NGUYỆN:
Với tâm bồ tát độ đời, ông Thanh Sĩ đã từng lập nguyện rất lớn.
Trong “Vạn Niên Huynh Đệ”, ông đã thệ nguyện luân lưu cứu thế:
“… Xác này còn cũng vẫn tiến lên,
Xác dầu mất cũng nguyền tái thế.
Đến chừng nào ngục môn đều phế,
Không còn người tồi tệ mới thôi.”
Trong “Lời Vàng Trong Mộng”, ông xác quyết:
Nguyện đem cái xác mọn này,
Gánh đau sầu, cứu mê say cho đời.
Đến khi nào hết người khổ não,
Ta mới vui lòng đáo Tây phang.
Ngày nào còn kẻ khốn nàn,
Ta còn ở thế mở đàng Từ Bi.”
Trong “Đâu Là Phàm Thánh”, ông cũng lập thệ:
Chừng nào được cứu an vạn vật,
Đây mới là chịu dứt chuyển thân.
Còn khổ đau một kẻ trên trần,
Đây còn phải lao thân khắp chốn.
Nguyện cứu thế dầu thân khốn đốn,
Cũng xem thường chẳng núng nao lòng.”
Qua các lời thệ nguyện trên cũng như qua cuộc đời xả thân hoằng pháp của ông đủ để nói lên tâm bồ tát của ông dũng mãnh như thế nào rồi.
6. NHỮNG NGÀY CUỐI ĐỜI:
Cơ duyên ông Thanh Sĩ đến với người tín đồ PGHH và đồng bào Việt Nam thật là đậm đà gắn bó. Lòng mến đạo của ông sâu xa bao nhiêu thì lòng yêu nước của ông cũng nồng nàn bấy nhiêu. Như một cơ duyên đã mãn, một giai đoạn chuyển thân trợ đạo đã kết thúc, mùa xuân năm 1972, ông Thanh Sĩ lâm trọng bịnh trong lúc đang dạy học tại Đại Học Waseda Nhựt Bổn và phải vào bệnh viện tịnh dưỡng. Vào ngày 26/12 năm Nhâm Tý (nhằm 29-1-73), ngay sau khi Đài BBC loan tin Hiệp Định Ba Lê được ký kết, hứa hẹn cho một cuộc ngưng chiến tại Việt Nam, ông trút hơi thở cuối cùng, thọ 46 tuổi.
Nhục thân của ông đã được những người bạn Nhựt làm lễ hỏa táng tại Tokyo vào ngày 31-1-73 và tro cốt được chuyển về Việt Nam sau đó. Hàng vạn tín đồ PGHH đã cung nghênh tro cốt của ông một cách trọng thể và đưa về an táng bên cạnh mộ phần của từ mẫu ông – bà Trần Thị Mười – tại Xã Long Kiến, Quận Chợ Mới, Tỉnh An Giang.
Ông Thanh Sĩ mất đi để lại một sự thương tiếc cho hàng triệu tín đồ PGHH và một vĩ nghiệp đạo đức tồn tại mãi mãi về sau.
* * * Nhóm anh em tín đồ PGHH chúng tôi đang định cư tại Tiểu bang Massachusetts và một vài nơi khác tại Hoa Kỳ nhận thấy quyển CHÚ NGHĨA về Pháp Môn Học Phật Tu Nhân là một quyển sách rất ích lợi cho người cư sĩ tại gia trên đường hành đạo. Quyển sách này gồm các tài liệu do ông Thanh Sĩ thuyết giảng bằng văn xuôi, ông Vương Kim ghi chép và cho ấn hành tại Việt Nam trước đây. Sách chú giải tỉ mỉ về các nét đại cương của Pháp Môn Học Phật Tu Nhân – mà Đức Huỳnh Giáo Chủ từng nhắc nhở – một cách giản dị dễ hiểu, đáng được người cư sĩ học Phật tu Nhân dùng làm kinh nhựt tụng. Do đó, chúng tôi đã vượt khó khăn về thì giờ lẫn sự hạn hẹp về tài chánh cho tái ấn tống quyển sách này nhân dịp đón chào thiên niên kỷ mới.
Chúng tôi nguyện đem công đức này hồi hướng đến khắp cả chúng sanh đều sớm viên thành Phật Đạo.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam Mô A Di Đà Phật Hoa Kỳ, đầu Xuân năm 2000 – P.L. 2544
Một Nhóm Tín-Đồ PGHH Định Cư tại Hoa-Kỳ
Cám Ơn Các Bạn Đã Ghé Thăm Website.
Chúc Các Bạn An Lạc, Có Thêm Nhiều Kiến Thức Bổ Ích…
XIN THƯỜNG NIỆM PHẬT NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
=====================
Website dedicated to Thanh Si: http://thanhsi.net/
Ghi Chú: Ông Thanh Sĩ còn được đồng đạo và thân hữu PGHH gọi một cách tôn kính là 'Cậu Hai Thanh Sĩ'.
3.-EASTERN JOURNEY:
In early 1955 (right on the 15th of January, Wood Goat), Mr. Thanh Sĩ left for Saigon to apply for a visa to Japan as student of Buddhism. Before leaving Vietnam, he had two verses as such:
“What a pity for chaotic South and hungry North!
I was ordered to take the Eastern journey as a resort.”
He travelled with Mr Thien Hanh (in the Dharma Propagation commission of the Tay An Co Tu) who served as an interpreter at start. One month later, Mr Thien Hanh returned to Vietnam and Mr Lam Van Le took over.
After coming to Japan, Mrss Thanh Sĩ and Lam Van Le applied for entry to the Waseda University. This was difficult because both of them did not have a baccalaureate certificate and Mr Thanh Sĩ had the language barrier. Owing to the intervention by the then Vietnamese Embassy, the University had given them a test and affirmed that they both could be good enough to attend.
His foreign language skills developed at an extraordinary rate. Only three months later, he has been able to fluently utilise the Japanese as well as the English ones. In the second year, Mr Lam Van Le must go back to Vietnam to pay filial piety for his very ill father.
After 4 years, Mr Thanh Sĩ graduated as a Bachelor from the Waseda Uni where he was invited to lecture; the first year he took charge of History, Buddhism, and Philosophy; the following year, as his skills have rapidly grown, he added to his teaching list Sociology and Linguistics. He was also invited to lecture at the career-perfecting classes for the university’s teaching staff.
While in Japan, apart from teaching, Mr Thanh Sĩ did not cease to write, regularly contact the International Buddhist Society in Japan, other religious groups and realised his important religious tasks overseas.
4.-DHARMA ACTIVITIES:
Since 1948 to his passing, Mr Thanh Sĩ has achieved a tremendous legacy as an exponent of his Faith.
While in Vietnam, each time he delivered a prose presentation, it normally lasted between 2 and 6 hours and attracted tens of thousands of attendees. After the prose, he went on with poems which were excellent. A number of poems collected or short-handed by Hoa Hao Buddhists and made up more than 30 articles, of which the printing there have two phases:
-In 1948 to 1952, he wrote: Chau Thuyet, Dam Mua Giong, Tieng Chuong Canh Tinh, Loi Khuyen Tu Hien, Tinh The, Ban Da Dong Thien, Cam Xuan, Thi Luc,…
-In 1952 to 1954: he wrote: Thuyet Phap Ung Khau, Chu Nghia, and many articles publised in the Giac Tien magazine published by the Tay An Co Tu Dharma Propagation Commission.
While in Japan, even though he was too preoccupied at his own studies and teaching commitments, Mr Thanh Sĩ did not cease to remind his co-adherents at home of their practice.
From 1957 to 1967, he composed 17 poems: Loi Vang Trong Mong, Van Nien Huynh De, Ram Thang Muoi, Dau La Pham Thanh, Tieng Noi Trong Hoa Sen, Hoi Que Nha, Da Chet Ma Song, Toi Con Day Ma, Toi Khong Quen, Anh Sang Tu Bi, Duong Giai Thoat, Than Co That Luan, Con Thuyên Dai Dao, Doi Mat Phap, La Phat Tu, Tinh Dao Phat, Den Lien Hoa. These poems had been printed and bound into a collection titled HIEN DAO, over 1300 pages.
Besides, over 630 letters were replies to his co-adherents at home relating to religious practices which had been collected and printed in two volumes: La Thu Dong Kinh I (Tokyo Letters I) and La Thu Dong Kinh II (Tokyo Letters II). A number of discs were recorded with his voice and sent to Vietnam.
5.-GOAL SETTING:
With a Bodhisattva-like dedication to the masses, he made a great vow.
In ‘Van Nien Huynh De’ (Eternal Brothers) he stated he would keeping returning to save the world no matter how many lives he has: …………..
“I keep sacrificing as long as my body still exists,
I vow to reincarnate even if I’ve lost it.
Until all the hells are closed,
Until no one is immoralist .”
In ‘Loi Vang Trong Mong’ (A Gold Voice in Dream), he affirms:
“I vow to offer this humble body,
To liberate and relieve the worldly.
Until there is no one in plight,
I won’t ascend the Western Paradise.
Until no one incurs their depression,
I will stay with folks to sow compassion.”
In ‘Dau La Pham, Thanh’, he also set his vow:
“Until all beings are salvaged,
I will not finish my recycle of rebirths.
Until no one suffers on earth,
I will still endure pain over the place.
I endeavor to the worldly salvage,
Regardless I shall never be discouraged.”
The above statements showed how strong his bodhisattva-like commitment was in terms of sacrificing his mind and body for his mission.
6.-LAST REMAINING DAYS:
The bondage between Mr Thanh Sĩ and his fellow adherents, in particular, and the Vietnamese people, in general, was extraordinary. The more religious he was, the more patriotic he was. As if his bondage had transpired, a phase to support his faith by transmigration has ended, in the spring of 1972, Mr Thanh Sĩ fell critically ill while teaching at the University of Waseda, and must be hospitalized. On 26 December, (lunar 29 Jan 1973), right after BBC announced that the Paris Agreement promising a ceasefire in Vietnam, he exhaled his last breath, aged 46.
His body went through a cremation ceremony held by his Japanese friends in Tokyo on 31 Jan 1973. His ashes were sent to Vietnam right after. Thousands and thousands of Hoa Hao Buddhists welcomed his ashes with solemnity which they intered beside his mother Tran Thi Muoi’s graveyard, in Long Kien village, Cho Moi District, An Giang province.
Mr. Thanh Sĩ’s passing left millions of Hoa Hao Buddhists with grief and a unprecedented legacy which was everlasting.
We, the Hoa Hao Buddhists of Massachusetts and other parts of the United States, understand that the ‘Chú Nghĩa’ book on the ‘Học Phật, Tu Nhân’ method (Glossary on Learning Buddhism and Practicing with People) is very useful to all home practicers. This book consists of Mr Thanh Sĩ’s spontaneous presentations which Mr. Vuong Kim recorded and published under the former Republic of Vietnam. It expounds ‘Learning Buddhism and Practicing with People (Học Phật Tu Nhân) – which Lord Master Huynh has reiterated - in a straightforward manner. It is worth using by the Hoa Hao Buddhist as a daily recited sutra. Therefore, we succeeded in mobilising all our resources to have this book printed and distributed for free on occasion of greeting the New Millenium.
We vow to contribute our efforts for all the sentient beings to soon achieve enlightenment.
Namo Our Master Sakyamuni Buddha
Namo Amitabha Buddha USA,
Early Spring 2000 - P.L. 2544
A group of Hoa Hao Buddhists in USA
Thank you for having visited the website: pghh1939.blog.com
===============================================
Website dedicated to Thanh Si: http://thanhsi.net/ (Vietnamese)