Khổng Phu Tử (tiếng Trung: 孔夫子; hoặc Khổng Tử (tiếng Trung: 孔子) là danh hiệu tôn kính của hậu thế cho Khổng Khâu (chữ Hán: 孔丘; 28 tháng 9, 551 TCN - 11 tháng 4, 479 TCN) tự Trọng Ni (chữ Hán: 仲尼)) là nhà khai sáng Nho giáo, đồng thời là giảng sư và triết gia lỗi lạc bậc nhất cõi Á Đông. Khổng Tử cùng với Đức Phật Thích Ca Mâu Ni (563 - 483 TCN) và Lão Tử được coi là 3 nhà tư tưởng có ảnh hưởng lớn nhất tới Văn hóa Á Đông, và có một sự trùng hợp là cả 3 người đã sống trong cùng một thời kỳ lịch sử.
Trí tuệ và công đức của Khổng Tử được đúc kết trong mỹ tự Vạn thế sư biểu (Bậc thầy của muôn đời sau) (chữ Hán: 萬世師表) hoặc Đại thành chí thánh tiên sư[8] (chữ Hán: 大成至聖先師), hay như có thơ rằng Thiên bất sinh Trọng Ni, vạn cổ như trường dạ[9] (chữ Hán: 「天不生仲尼,萬古如長夜", tạm dịch: Trời không sinh Trọng Ni, muôn đời như đêm dài).
Con cháu Khổng Tử kế thừa truyền thống gia phong, luôn ghi nhớ lời dạy về cội nguồn gia tộc, thế hệ nào cũng ghi chép gia phả để thể hiện niềm tự hào về công lao của tổ tiên. Năm 2005, dòng họ Khổng Tử được Sách Kỷ lục Guinness ghi nhận là gia tộc có bộ gia phả lâu dài nhất trong lịch sử thế giới, với 86 thế hệ con cháu được ghi chép lại đầy đủ, trải dài trên 2.500 năm. Bộ gia phả không chỉ có giá trị to lớn với con cháu Khổng Tử, mà còn là tư liệu quý để tìm hiểu về lịch sử Trung Quốc trong 2.500 năm qua.
Mạnh Tử:
Mạnh Tử (chữ Hán: 孟子; bính âm: Mèng Zǐ) (372 TCN – 289 TCN) là triết gia Nho giáo Trung Quốc và là người tiếp nối Khổng Tử. Ông được xem là ông tổ thứ hai của Nho giáo và được hậu thế tôn làm "Á thánh Mạnh Tử" (chỉ đứng sau Khổng Tử).
Mạnh Tử, tên là Mạnh Kha, tự là Tử Dư, sinh vào đời vua Liệt Vương, nhà Chu, quê gốc ở đất Trâu, nay là thành phố Trâu Thành, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Ông mồ côi cha, chịu sự nuôi dạy nghiêm túc của mẹ là Chương thị (người đàn bà họ Chương). Chương thị sau này được biết tới với cái tên Mạnh mẫu (mẹ của Mạnh Tử). Mạnh mẫu đã ba lần chuyển nhà để Mạnh Tử được ở trong môi trường xã hội tốt nhất cho việc học tập, tu dưỡng. Thời niên thiếu, Mạnh Tử làm môn sinh của Tử Tư, tức là Khổng Cấp, cháu nội của Khổng Tử. Vì vậy, ông chịu ảnh hưởng sâu sắc từ các tư tưởng Khổng giáo.
Mạnh Tử là đại biểu xuất sắc của Nho giáo thời Chiến Quốc, thời kỳ nở rộ hàng trăm trường phái tư tưởng lớn như Pháp gia, Nho gia, Mặc gia. Trong hoàn cảnh lịch sử đó, Mạnh Tử phát triển thêm tư tưởng của Khổng Tử với chủ trương dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh, ông cũng là người đưa ra thuyết tính thiện của con người rằng con người sinh ra đã là thiện rồi nhân chi sơ tính bản thiện, đối lập với tư tưởng của Tuân Tử rằng nhân chi sơ tính bản ác. Ông cho rằng "kẻ lao tâm trị người còn người lao lực thì bị người trị". Ông đem học thuyết của mình đi truyền bá đến vua chúa các nước chư hầu như Tề Tuyên Vương (nước Tề), Đằng Văn Công (nước Đằng), Lương Huệ vương (nước Nguỵ) nhưng không được trọng dụng. Về cuối đời, ông dạy học và viết sách. Sách Mạnh Tử của ông là một trong những cuốn sách đặc biệt quan trọng của Nho giáo.
Nguồn: Wikipedia
Confucius (/kənˈfjuːʃəs/ kən-FEW-shəs; Chinese: 孔夫子; pinyin: Kǒng Fūzǐ, "Master Kǒng"; 551–479 BCE) was a Chinese philosopher and politician of the Spring and Autumn period who was traditionally considered the paragon of Chinese sages. Widely considered one of the most important and influential individuals in human history, Confucius's teachings and philosophy formed the basis of East Asian culture and society, and remain influential today.
The philosophy of Confucius—Confucianism—emphasized personal and governmental morality, correctness of social relationships, justice, kindness, and sincerity. Confucianism was part of the Chinese social fabric and way of life; to Confucians, everyday life was the arena of religion. His followers competed successfully with many other schools during the Hundred Schools of Thought era only to be suppressed in favor of the Legalists during the Qin dynasty.
Following the victory of Han over Chu after the collapse of Qin, Confucius's thoughts received official sanction in the new government. During the Tang and Song dynasties, Confucianism developed into a system known in the West as Neo-Confucianism, and later New Confucianism. Confucius is traditionally credited with having authored or edited many of the Chinese classic texts, including all of the Five Classics, but modern scholars are cautious of attributing specific assertions to Confucius himself.
Aphorisms concerning his teachings were compiled in the Analects, but only many years after his death. Confucius's principles have commonality with Chinese tradition and belief. With filial piety, he championed strong family loyalty, ancestor veneration, and respect of elders by their children and of husbands by their wives, recommending family as a basis for ideal government. He espoused the well-known principle "Do not do unto others what you do not want done to yourself", the Golden Rule.
He is also a traditional deity in Daoism.
Mencius: Mencius (/ˈmɛnʃiəs/ MEN-shee-əs) (Chinese: 孟子); born Mèng Kē (Chinese: 孟軻); or Mengzi (372–289 BC or 385–303 or 302 BC) was a Chinese Confucian philosopher who has often been described as the "second Sage", that is, after only Confucius himself. He is part of Confucius' fourth generation of disciples.
Mencius inherited Confucius' ideology and developed it further. Living during the Warring States period, he is said to have spent much of his life travelling around the states offering counsel to different rulers. Conversations with these rulers form the basis of the Mencius, which would later be canonised as a Confucian classic. A key belief of his was that humans are innately good, but that this quality requires cultivation and the right environment to flourish. He also taught that rulers must justify their position of power by acting benevolently towards their subjects, and in this sense they are subordinate to the masses.
Wikipedia