Sơ Lược Tiểu Sử Thi Sĩ Việt Châu

Biography of Poet Việt Châu

Thi Sĩ Việt Châu tên thật là Nguyễn Xuân Thiếp, sinh năm 1918 tại làng Tân Thạnh (thuộc xứ Đốc Vàng, tỉnh Đồng Tháp) ông là em ruột của Tân Phương Nguyễn Xuân Tăng, tức ông Ngô Văn Hai, một tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo và là nguyên Tổng Thơ Ký Ban chấp Hành DXĐ liên tỉnh miền Tây trong những năm 1946-1947. Nguyễn Hiến Lê, nhà dịch thuật biên khảo có tiếng trước năm 1975, cũng là em họ của ông. Nguyễn Hiến Lê nhận xét về tánh khí người anh mình như sau: “có khí tiết mà mềm mỏng, khéo xử sự, biết lo cho gia đình mà có tài làm thơ, nên bác tôi mến nhất”.

Tóm tắt, nhà thơ Nguyễn Xuân Thiếp là một nhân tài hy hữu miền Nam, nhưng cũng là một chiến sĩ yêu nước cùng với các nhà tranh đấu đương thời chống lại chủ trương cực đoan hóa phong trào kháng chiến cứu nước do một số phần tử đệ tam quốc tế quá khích cầm đầu.

Vừa 23 tuổi, vào khoảng năm 1941, ông nổi tiếng là một nhà thơ trẻ với nhiều tác phẩm trường thiên, đáng kể nhất là quyển “Lông Ngỗng Gieo Tình”, dùng thể văn lục bát mô tả sự tích Trọng Thủy Mỵ Châu. Ông còn để lại nhiều thi phẩm đậm đà hương vị quê hương, lãng mạn, và tình yêu thiên nhiên.

Trên văn đàn trước năm 1945, ngoài là bạn của nhiều nhà thơ có tiếng đương thời, ông còn lập nhómêVăn Đàn Đốc Vàng Thượng. Ngưỡng phục đức độ và chủ trương tranh đấu của nhà lãnh đạo Phật Giáo Hòa Hảo, Đức Huỳnh Giáo Chủ, ông quy y và được Đức Thầy tin dùng vào các công tác quan trọng.

Bài thơ nầy, Đức Giáo Chủ đọc lên trên đường đi Khuyến Nông từ miền Tây về Sài Gòn năm Ất Dậu (1945) và cũng trong dịp đó, Việt Châu có trình lên cho Đức Giáo Chủ xem tập Lông Ngỗng Gieo Tình của thi sĩ sáng tác, để thỉnh ý Giáo Chủ. Xem xong, Đức Thầy bình phẩm bằng hai câu thơ:

“Mỵ Châu ơi hỡi Mỵ Châu,

Mê chi thằng chệt để sầu cho cha.”

Theo tác giả Nguyễn Văn Hầu, trong tù Việt Châu dù bị Việt Minh hành hạ thân xác, vẫn tỏ ra một người có khí phách hiên ngang. Ngày 8-9-1945, Việt Châu hiệp cùng hai ông Huỳnh Thạnh Mậu (bào đệ Đức Huỳnh Giáo Chủ), Trần Ngọc Hoành (trưởng nam cố Trung Tướng Trần Văn Soái) tổ chức một cuộc biểu tình tại Cần Thơ để phản kháng trước dư luận quần chúng, chánh sánh độc tài của Trần Văn Giàu, chủ tịch Uỷ Ban Hành Chánh Lâm Thời Nam Bộ.  Trước khi ra pháp trường ông làm bài thơ tự thán như sau:

"Năm trước không chết lúc chống Tây,

Hôm nay Độc Lập chết vì Thầy,

Ngoại xâm ngoài ngỏ chưa trừ đặng,

Xáo thịt nồi da khởi đó đây."

Nguyễn Văn Hầu và Nguyễn Bá Thế:  Trích trong tập san Đuốc Từ Bi V & VII

The poet Viet Chau has a real name as Nguyen Xuan Thiep, born in 1918 at Tan Thanh village (Doc Vang township, Dong Thap), the younger brother of Tan Phuong Nguyen Xuan Tang, alias Ngo van Hai, a Hoa Hao Buddhist, former general secretary of the Social Democrat Party of Interprovincial Western region’s Committee from 1946 to 1947. Nguyen Hien Le, a well-known scholar before 1975, is also a younger cousin of his. He commented on Viet Chau’s character thus: “Though he is strong by character, he is sedate and tactful. He is not only a caring family member but a talented poet, therefore my uncle favors him.”

In short, Nguyen Xuan Thiep is one of the Southern region’s highly talented, patriotic fighter together with his contemporary revolutionaries resisting the radical members of resistance movements led by The Third International.

At 23, around 1941, he became famous with his several masterpieces, the best among which is the Romance of the Goose Feather”, depicting the six and eight syllable line legend of Trong Thuy and My Chau. In his style, one can find the poems imbued with love for country, and nature apart from his romantic inclinations. On the literary tribune, before 1945, he had many friends as famous writers and poets but was a founder of the Doc Vang Thuong tribune.

As an admirer of the leader of Hoa Hao Buddhism, Lord Master the Prophet, he took refuge in the religion and was assigned important tasks.

This poem was read out by Lord Master on the way back to Saigon from his agrarian campaign on the Wood Rooster (1945). On this occasion, Viet Chau presented his collection of “Long Ngong Gieo Tinh” to the Lord for comment. Having read, the latter improvised:

“My Chau, Oh My Chau,

Is it worthy of depressing Dad to love a Chinese?”

According to scholar Nguyen Van Hau, even though the Viet Minh tortured him, during his imprisonment, he has proven a dignified, brave man. On the 8th of September 1945, Viet Chau, together with Mr. Huynh Thanh Mau, Lord Master Huynh’s borther and Tran Ngoc Hoanh (the eldest son of the Lieutenant General Trần Van Soai) organized a demonstration at Can Tho to raise mass concern over the dictatorial policy of Trần Van Giau, the chairperson of the Interim Cochinchina Administrative Committee. Before his execution, he left a characteristic lyric thus:

Last year I didn't die in my anti-French encounter,

For Independence today I die 'cause of My Master.

Aggressors out there are yet to be eliminated,

Ironically, now our fratricide starts all over.

Nguyễn Văn Hầu và Nguyễn Bá Thế: Trích trong tập san Đuốc Từ Bi V & VII

unsplash