Bác Hai Tho Uncle Tho Lê Văn Phú (Painting by RĐ)

Bác Hai Tho Uncle Tho Lê Văn Phú (Painting by RĐ)

Tiểu Sử của Ô. Lê Văn Phú, tự Hai Tho, Giảng Viên

(1918  -  1979)  

Gia Thế: Ô. Lê Văn Phú sinh trưởng tại Quận Châu Thành, Cao Miên, con của Ô. Phan Văn Thơm và Bà Lê Thị Kim. Ông thuộc giòng dõi họ Phan. Nội tổ là nhà cách mạng Phan Văn Tùng, người có tiếng là nho văn tại Bến Tre. Sau cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp bất thành, ông lưu vong lên xứ Chùa Tháp. Tổ mẫu là tín đồ Bữu Sơn Kỳ Hương, nên ông đã hấp thụ giáo lý Bữu Sơn Kỳ Hương từ nhỏ. Đến năm ông lên muời sáu tuổi, thì bà qua đời. Bà biết trước ngày giờ mất. 

Trường hợp vào đạo: Sau ngày Đức Thầy khai sáng đạo, nhân duyên đầu tiên của ông Lê Văn Phú là ông có nguời bạn tên là ông Ba Tòng giới thiệu đưa cho quyển 'Giác Mê Tâm Kệ". Sau khi xem xong ông phát tâm ái mộ và nói quả quyết với ông Ba Tòng rằng đây đúng là vị Phật ra đời cứu thế. Ông tự thượng trang thờ Phật và phát nguyện tu theo PGHH.

Khi còn ở đất Cao Miên chưa gặp Đức Huỳnh Giáo Chủ, ông thuờng lên xuống đất Việt, quan hệ với Huơng Hào Nhu, nguời lớn tuổi ở cồn Phú Xuân. Theo lời kể của ông Nhu, ông thường lên xã Phú An, học thuộc lòng sám giảng thi văn của Đức Thầy. Khi về đất Miên, mỗi khi có dịp, ông đọc cho bà con ở đây nghe và chép lại.

Hoạt Động: Năm 1964, với tư cách người tín đồ PGHH, ông tham dự nhiều buổi hội thảo và đi nhiều nơi. Cho đến năm 1965 thành lập Giáo Hội PGHH nhiệm kỳ một, ông tham dự chức Phổ Thông Giáo Lý quận Châu Phú, tỉnh Châu Đốc. Trong thời gian này, ông tiếp tục truyền bá và có tham dự các khoá cho Trị Sự Viên Huỳnh Thạnh Mậu, khóa đào tạo giảng viên Nguyễn Xuân Thiếp do Trung Ương mở ra, sau đó ông lên giữ chức phổ thông tỉnh Châu Đốc, thì công việc càng ngày càng nhiều hơn. Nào là mở các khóa, Đạo Pháp Khai Tâm, đào tạo giảng viên, lại còn đáp ứng nhu cầu các phiên giảng, được mở ở tư gia và ở các cuộc tổ chứa của các cấp trị sự, toàn quốc. Ông thuyết trình giáo lý và giải đáp giáo lý làm thoả mãn thính chúng và đồng đạo. Song song với nhiệm vụ công cuộc phổ thông giáo lý tỉnh Châu Đốc, ông còn giữ chức vụ Cố Vấn Hội Đồng Trị Sự Trung Ương Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo. Với tư cách Trung Ương, nhiều lần đi thuyết giảng tại các tỉnh miền Trung, và đứng chủ bút Đặc San Liên Hoa tỉnh Châu Đốc.

Đến năm 1975 trở đi, ông dừng việc giáo sự. Cũng như các trị sự viên khác, ông Phú phải đi cải tạo ở Nông Sơn, rồi về Long Xuyên. Thời gian suốt 18 tháng vướng cảnh đồ lao, ông khép mình, với hoài bảo độ sanh, có trước tác nhiều bài thơ để biểu lộ tấm lòng thương Thầy, lo Đạo, với nhiều tình vị pháp quên thân. Dưới đây là một trong những bài thơ ông viết tại Nông Sơn năm 1975:

“Tháng ngày cải tạo chốn Nông Sơn,

Tồi túng dường bao, dạ chẳng sờn.

Lục tự trì hành chuyên nhứt niệm,

Ngủ, lê, đi đứng, dốc mười ơn.

Việc Thầy to lớn, lo đền trả,

Ơn Phật ghi xương, nguyện độ nhơn.

Đại vận hanh thông qua chí cả,

Từ bi thệ nguyện điểm giang sơn.” 

Thời gian phát bệnh và vãng sanh: Tháng năm 1979, ông phát bịnh trầm trọng. Lúc ấy, đồng đạo tới lui tấp nập, thân bằng quyến thuộc, đến gặp ông lần cuối trước khi bỏ xác. Có lần ông nắm tay đồng đạo Lê Minh Châu, và nói: “Trong suốt thời gian truyền đạo, tôi rất hy vọng ở đệ có thể tiếp nối lửa hương cho Phật pháp trong tương lai. Vậy bây giờ tôi hỏi đệ một câu nhờ cậu trả lời: Đệ có biết đời con người có mấy lần 'không'?” Út Châu trả lời: “Thưa chú Hai, theo cháu thiết nghĩ, đời con người có hai lần 'không'”. Ông cười bảo phải giải nghĩa ra nghe. Út Châu đáp: “Thưa chú Hai, cái 'không' thứ nhất là khi mới sanh, tuy thấy là có sanh, nhưng theo lý hư vô, thì hoàn toàn không có một vật nào là thực thể, nó chỉ do nhân duyên hòa hợp, rồi vào thai cho đến ngày sanh nở, chứ kỳ thật, nó không có chỗ đến. Thế nên, khi chết, thì trả lại cho Tứ Đại giả hợp để trở về với cái 'không' của lúc ra đi. Vậy là đời con người có hai lần 'không', tức là cái 'không' của lúc sanh và cái 'không' của lúc tử.” Ông Hai gật đầu nói: “Đệ hiểu được vậy thì khi trao trách nhiệm lại, tôi mới yên lòng.”  

Mặc dù bệnh trầm trọng, ông vẫn bình tỉnh sáng suốt thuyết pháp cho đồng đạo nghe không chút vấp lộn một từ nào. Ông khuyên anh em nên tiếp tục truyền bá giáo lý, các đồng đạo nghe giữ giáo lý, rán giữ những Điều Răn Cấm của Đức Thầy đã dạy và chí tâm niệm Phật. Ông nói pháp môn Tịnh Độ là Vua của các Pháp. Đức Phật A Di Đà là chúa của Thiền. Khi ta niệm Hồng Danh của Phật là ta đã tu Thiền vậy. Một đặc điểm cuối đời là ngày Mùng Năm tháng Năm, ông nằm im như ngủ, ông bổng mở mặt mắt nhìn xung quanh như dò kiếm ai rồi hỏi: “Nảy giờ có thấy ai không?”.  Cô Huê, con gái lớn của ông, trả lời: “Thưa ba, con không thấy lạ ai.” Ông nói: “Thật không có ai lạ sao?”. Tư Tín, con của ông, trả lời: “Thưa không ai lạ hết.” Ông dòm kiếm xung quanh một lần nữa, lúc đó đồng đạo và gia đình đứng xung quanh rất đông. Ông nói: “Đức Thầy mới đến bồng tôi lên, quay đầu tôi lại, bây giờ sao không thấy Đức Thầy!?” Những người có mặt đều bàn tán là Đức Thầy đến độ ông được vãng sanh.

Vì thấy sức khoể của ông mỗi lúc một yếu dần thì có cô tu sĩ tên Võ Thị Đồng bèn hỏi ông: “Thưa huynh Hai, sẳn có đây chị hai và các cháu, ông có cần dạy bảo điều gì nữa không?” Ông nói: “Tôi không có lời nào dạy nói thêm cho các con tôi và tôi xem chúng nó như các cư sĩ, tôi không chỉ dạy riêng cho một cá nhân nào hết. Nếu con cháu có thương nghĩ đến tôi, thì làm theo gương hạnh của tôi. Có điều là vợ con nên nhớ, khi tôi mãn phần rồi, tất cả đồ đạc của tôi, không được đem theo. Xác của tôi chỉ để trên một tấm ván rồi chôn, đem đến huyệt an táng, không được đấp nấm, chỉ khỏa bằng cho người trồng tỉa. Nếu vợ con cải lời tôi sẽ không gia hộ cho vợ con đâu”. Câu này được ông lập lại hai lần. Qua ngày 12 tháng năm, bà hai Thừa ở xã Châu Phong đến thăm đến thăm, bà lại hỏi: “Thưa huynh Hai, anh đã dầy công quản truyền chánh pháp của Thầy và thường khuyến tấn đồng đạo hành trì pháp môn Tịnh Độ, hôm nay bịnh nặng chắc phải bỏ xác, anh có biết ngày giờ anh phải bỏ xác không, nếu biết thì nói cho các đồng đạo biết, thì để đặt vững niềm tin trên đường tu Tịnh Độ”. Ông hỏi: “Hôm nay là ngày mấy rồi chị?” Bà hai đáp: “Hôm nay là ngày 12 tháng Năm rồi.” Lúc bấy giờ ông đếm đủ ba ngón tay, nắm lại hai ngón, đưa ra ba ngón. Bà hai nói: “Thưa huynh, như vậy còn ba ngày nữa huynh mới đi phải không?” Ông gật đầu nói: “Tôi định ngày lễ Đức Thầy khai đạo sẽ đi, nhưng không được, nên phải đi trước ngày lễ, là ngày rằm tháng Năm, chị à.”

Phát nguyện vãng sanh và bỏ xác:

Chiều hôm ấy, ông nhờ đồng đạo thỉnh chân dung Đức Thầy để đối diện, rồi đỡ ông ngồi dậy hướng về chân dung Đức Thầy và ngôi Tam Bảo để phát nguyện cầu sanh Tịnh Độ. Vào lúc hai giờ sáng, ngày rằm tháng năm, ông tự sửa tay chân rồi từ từ dứt thở qua sự hộ niệm của nhiều đồng đạo ngót mấy tiếng đồng hồ, thấy tất cả đều lạnh chỉ còn nóng ở đỉnh đầu dưới sự khám nghiệm của tu sĩ Võ Văn Bửu và nhiều đồng đạo khác.

Thuật theo lời ông Lê Minh Châu The narrative by Le Minh Chau

Chuyển ngữ từ băng video trên youtube, ngày 3 tháng 4, 2018: Minh Chau 

Biography of Rev. Lê Văn Phú, nicknamed Hai Tho: PGHH preacher

Origin: Mr. Le Van Phu was born and grew up at Chau Thanh District, Camdodia, to the union of Mr. Phan Van Thom and Ms. Le Thi Kim. He belongs to the Phan lineage as his paternal grand father is Phan Van Tung, a literati in Ben Tre province. After his aborted anti-colonial revolt, he exiled to Cambodia. His paternal grand mother was a disciple of Buu Son Ky Huong, thus having absorbed these teachings since his young age. When he was 16, she passed away. She knew the date and time of her death.

Initiation:  After Lord the Master launched His Mission, at first, he had a friend of his, Ba Tong, who introduced him the Oracle's IV Volume “Awakening” (Giác Mê Tâm Kệ). Having read it, he regarded it as his favorite sutra, and firmly told Ba Tong that this must be the very Buddha who descended as a messiah. He himself set up a Three Jewels altar and converted to Hoa Hao Buddhism.   While, in Cambodia, he had not yet met Lord Huynh the Prophet, he frequented a prominent villager Nhu, a senior at the Phu Xuan Islet. According to Nhu, he often went to Phu An village, learnt by heart the Lord's Oracles and Poems. Whenever possible, he read them to the public audience and had them copied.

Activities: In 1964, as a Hoa Hao Buddhist, he attended seminars and made trips far and wide. In 1965, the Hoa Hao Buddhist Congregation was established, for the first term, and he held the postion as a part of the Chau Phu District's Preaching Team. During this time, he continued proselyting, participated in Huynh Thanh Mau courses for the Members of Management, and the Nguyen Xuan Thiep preacher training program held by the Central Committee. Later, he was promoted a provincial preacher of Chau Doc, thus making him busier. He opened courses called 'Introduction to Dharma', training preachers, and met the needs of seminars, held at home or by Committees at all levels across the country. He lectured on Oracles, and ensured that the both the general public and his fellows satisfactorily understood them. Besides Chau Doc's mission team, he was part of the Consultative Council of the Central Hoa Hao Buddhism Congregation. As a Central Committee member, he made evangelical trips to Central Vietnam. He was also an editor-in-chief of the Lotus Magazine of Chau Doc.

Since 1975, he stopped his religious activities. Like his fellow dignitaries, he had to attend the re-education camp at Nong Son, then returned to Long Xuyen. During 18 months in prison, he rather kept a low profile, with a vow to bless masses, composed poems to express his love toward Lord the Prophet, and the Tao, ready for self-sacrifice as a martyr. Below is one of his poems at Nong Son, 1975:

My time languished by while at Nong Son camp,

Despite my ordeals, my heart was never lame.

Reciting Amitabha was my unique endeavor,

I always missed my ten graces doing whatever.

I will pay back Lord Master's grand mision,

Buddha's bless is returned by helping the sentients.

The great cause is only won with a great mettle,

I firmly pledge to make the country triumphal”.

Ailing and prayer for rebirth to Pureland: In May 1979, he was suffering a severe illness when his fellow adherents flocked to visit him for the last time before his death. From his bed, he held one of his juniors, Lê Minh Chau, by the hand, and said: “During my preaching period, I've strongly believed that you could carry on the urn fire of Buddhism into the future. Thus let me ask you a question: “Do you know how many times a human life experiences 'Void'?” Junior Chau replied: “My Brother, in my humble opinion, an human life has two 'voids'.” Tho chuckled and asked for clarity. Junior Chau replied: “Dear Brother, the first 'Void' applies when we are born. Under the 'Void' theory, there is nothing essential, but the product of intertwined factors, which then is sent into the fetus till birth. In fact, it would have no destination. Thus, when we die, our bodies are returned to the fictitious Four Elements to join back its 'Void' on departure. Thus an human life has two 'voids', that is, a void at one's birth and a void at one's death.” Uncle Tho nodded saying: “Given your such level of understanding, I feel confident delegating my task to you.”

Despite his critical condition, he remained calm preaching without stumbling in any word. He advised his fellows to continue his mission, to observe the faith and commandments of Lord Master while earnestly reciting Amitabha as the Lord has recommended. He said that the Pureland method was the King of all. Lord Amitabha was the Great Master of Meditation. When one recited the Great Name of Buddha, s/he has already practiced Meditation. Notably on May 5, he lied motionless as if he slept. All of a sudden, he opened his eyes looking around as though seeking for someone and asked: “Has anyone seen someone come in?” Hue, his eldest daugther, replied: “My Dad, I saw no one.” He said: “How strange? Really no stranger?” Fourth Tin, a son of his, replied: “No one is a stranger, my Dad.” He looked around another time. All around him stood a few felllows and relatives of his. He said: “Our Lord just came in. He lifted me up in his arms and turned my head around, how come now I can't see Him!?”. Those present mused that the Lord might have come to bless him for rebirth to Pureland. 

As she saw his condition getting worse every minute, a female senior practicer, Vo Thi Dong, asked him: “Big brother, do you have any more to instruct your wife and children when they're all here?”  He said: “I have no more to instruct my chilren but rather see them as any home practicer. I don't teach everyone separately. If my children and grand children know how to love me, they should follow my examples. For their attention, he said: “When I'm gone, they should remember not to send any of my belongings with me. My body should only be placed on a plank and buried. Take it to the grave and lay it down. Don't make a mound, flatten the ground for people to cultivate thereon. If my wife and children disobey me, my soul won't bless them whatsoever”. He said it twice.

On May 12, a senior lady, Mrs Thua, of Chau Phong village visited him, asking: “Brother, you've worked so hard to propagate the Lord's principles, and often urged your co-adherents to keep the Pureland method, today you're so ill that you're about to shed your body. Do you know the date and time of your death? if so, please tell the fellows in order to strengthen their confidence in the Pureland method.” He asked: “What day is today, sister?” She said: “Today is the twelfth of May.” Then he raised his fingers and counted up to three, holding the remaining two, and showed the trio. The lady said: “You mean that in the next three days you will go, won't you?” He nodded and added: “I intended to leave on the Lord's Foundation Anniversary, but I can't: I have to go before it, that's the Full Moon Day of May, sister.”

Making A Pureland Rebirth Vow and Death: The same evening, he asked his fellows to port the Lord's portrait for him to face toward the Lord and Three Jewels Altar and to make a vow for rebirth to Pureland. At 2 am, May's full moon, he himself adjusted his hands and legs and slowly stopped breathing in the supporting chanting prayers of his fellows that were hours long. Then, under the examination of the practicer Vo Van Buu and fellows, his body was gradually getting cold, except his sinciput being still warm. 

Narrative by Le Minh Chau

Transcripts from YouTube Video dated April 3rd 2018, publisher: Minh Chau

Chân Dung Ô. Lê Văn Phu tự Hai Tho  --- Le Van Phu's Photo

Chân Dung Ô. Lê Văn Phu tự Hai Tho --- Le Van Phu's Photo

unsplash